Sản Lượng Cà Phê Đáng Lo Ngại
Thu hoạch cà phê niên vụ 2014/15 đã ở giai đoạn gần kết thúc. Ước tính đến nay nhịp độ thu hái trên toàn vùng Tây Nguyên, vựa cà phê của cả nước, đạt chừng 70%.
Tuy nhiên, vấn đề khô hạn trong thời gian cà phê sinh trưởng tại vùng Tây Nguyên đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng cà phê của Việt Nam vụ này khi chỉ đủ lượng nước tưới cho 60% diện tích trồng cà phê.
Trong khi đó, tình trạng sương muối kéo dài khiến cho sản lượng cà phê Arabica tại các tỉnh Lâm Đồng và Sơn La dự kiến giảm 30% so với vụ trước.
Thêm vào đó, hai trận bão số 4 và số 5 liên tiếp vừa qua, tại một số nơi, đặc biệt là Gia Lai, mưa do ảnh hưởng của bão đã kích hoa của vụ sau ra sớm, đây là đợt hoa “lãng phí” không sinh trái sau này, khiến sản lượng vụ này giảm và khả năng niên vụ tới 2015/16 mất mùa càng lớn.
Ngoài ra, theo Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm Tây Nguyên (WASI), hiện diện tích cà phê già cỗi với tuổi đời trên 20 năm ở Tây Nguyên khá cao (trên 100 ngàn ha) cần phải tái canh, tuy nhiên quá trình triển khai tái canh còn chậm và chưa thực hiện được nhiều.
Như vậy, sản lượng cà phê Việt Nam niên vụ này dự kiến sẽ giảm 20 - 25% so với niên vụ trước và niên vụ tới 2015/16 khả năng mất mùa là rất lớn.
Có thể bạn quan tâm
Nếu tôm cá nuôi không bị bệnh, tất nhiên người nuôi sẽ không sử dụng thuốc để điều trị thì các sản phẩm thủy sản sẽ có cơ hội đáp ứng được yêu cầu về “ An toàn-Chất lượng”.
Theo Chi cục Thú y tỉnh Tiền Giang, qua các xét nghiệm mẫu bùn và mẫu nghêu tại khu vực biển xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông cho thấy, đến thời điểm hiện tại chưa đủ cơ sở khẳng định nghêu chết là do bệnh. Do vậy khả năng lớn nhất là độ mặn tăng đột ngột đi kèm với gió chướng thổi mạnh trước và trong thời gian xảy ra hiện tượng nghêu chết.
Còn cá linh nghịch mùa thì lại trở thành hàng đặc sản quý hiếm, có tiền cũng chưa chắc mua được. Nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ của thị trường, ông Nhãn đã tận dụng 2 ha mặt nước để nuôi cá linh từ năm 2007 đến nay, mỗi năm cá linh của ông nuôi trong ao đều thắng đậm, bán được giá cao mà vẫn không đủ hàng để cung cấp cho thị trường.
Vừa qua, Tổng cục Thủy sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đến huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) khảo sát các điểm nuôi cá tra thương phẩm và cơ sở sản xuất cá tra bột trên địa bàn huyện để làm cơ sở quy hoạch sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020.
Trong tháng 2/2014, nông dân đã thả nuôi vụ tôm mới trên diện tích hơn 30.620ha. Trong đó, nuôi tôm sú công nghiệp - bán công nghiệp hơn 1.030ha, còn lại là thả nuôi với các hình thức khác như: quảng canh, quảng canh cải tiến kết hợp, nuôi tôm thẻ chân trắng...