Rau câu xuất hiện nhiều, giá rẻ

Sáng, vợ chồng ông Trần Văn Vinh ở phường Xuân Đài ra hồ sau nhà vớt rau câu rồi gánh đem phơi. Ông Vinh cho biết: “Hồ trồng rau câu nhà tôi rộng 700m2, đợt thu hoạch này phơi khô được trên 50kg, nhưng giá bán chỉ 4.000 đồng/kg. Một vụ trồng rau câu kéo dài 8 tháng (từ tháng 2 đến tháng 9), mỗi tháng thu hoạch một lần, nhưng số tiền bán được chỉ đủ đi hai bữa chợ”.
Cạnh đó, hồ ông Trần Văn Nghĩa rộng gần 1.100m2, mỗi lần thu hoạch hơn 100kg rau câu; tháng này rau câu phát triển thu cỡ 120kg. “Tôi bỏ nghề nuôi tôm chuyển sang trồng rau câu gần 10 năm nay. Trước đây, rau cau có giá trên 15.000 đồng/kg, mỗi năm thu trên 13 triệu đồng. Còn 2 năm nay, rau câu tuột giá, có tháng tôi không muốn vớt”, ông Thắng nói.
Theo nhiều người, trồng rau câu không tốn nhiều chi phí. Đầu vụ, người dân mua rau câu giống mọc từ các hồ nuôi tôm, mỗi bao 100.000 đồng về cấy nuôi; sau khi thu hoạch chừa lại một góc để nhân giống nuôi tiếp vụ sau. Trước đây, nhiều hộ nông dân có hồ nằm trong khu dân cư, nước ô nhiễm, nuôi tôm thất bại nên chuyển sang trồng rau câu, cho thu nhập cao. Tuy nhiên, hiện giá giảm mạnh, người trồng rau câu méo mặt. Ông Nguyễn Tấn Thành, Chủ tịch Hội Nông dân TX Sông Cầu, cho biết: “Trước đây, nông dân thu hoạch, phơi khô rau câu rồi bán cho thương lái ở các tỉnh phía Bắc. Loại sản phẩm này được tiêu thụ nhanh, giá cả ổn định. Thế nhưng gần đây, giá rau câu xuống thấp khiến nông dân gặp khó”.
Trên tuyến đường ven đầm Ô Loan từ xã An Cư qua xã An Ninh Đông (huyện Tuy An), nhiều người phơi rau câu với tâm trạng buồn bã. Bà Bùi Thị Hằng (xã An Cư) cho biết: Sáng, tôi bơi sõng (xuồng nhỏ) ra giữa đầm quơ 30 phút là đầy sõng; nhưng giá quá rẻ từ 3.500 đến 4.000 đồng/kg khô, thương lái còn chê ỏng chê eo.
Ông Nguyễn Hưng, năm nay 74 tuổi, một người nuôi tôm ở xã An Cư, than vãn: “Tôi nuôi tôm nhưng lại thu hoạch… rau câu. Đợt một thả hơn 10 vạn con giống, chưa đầy tháng, tôm trồi đầu lên. Hồ bỏ hoang, chỉ thỉnh thoảng lội bùn vớt vát ít rau câu trang trải nợ nần. Vậy mà mới đây, giá rau câu khô giảm, đi vớt 2 ngày về phơi khô chỉ kiếm được 100.000 đồng. Nhiều người thấy vậy đâm nản, không màng đi vớt nữa”.
Có thể bạn quan tâm

Chúng tôi gặp anh Lê Ngọc Anh 62 tuổi ở thôn Thuận Hòa (xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) đang bận rộn với công việc thu hoạch mủ trôm. Vườn trôm 400 cây chủ động bơm tưới đang vào thời kỳ cho mủ.

Hiện nay, hồ tiêu tại Khánh Sơn (Khánh Hòa) đang được mùa, được giá. Người dân đang có xu hướng phá bỏ các diện tích sản xuất kém hiệu quả để trồng tiêu. Tuy nhiên, việc chuyển đổi ồ ạt có thể tiềm ẩn những hậu quả khác…

Nhiều người hỏi tôi, gà nuôi mà không bán được thì làm cách nào? Cái quy luật “cung - cầu” cứ nhày nhót quanh bà con ta, lúc lên, lúc xuống kiểu này thì rất khó trả lời.

Các hộ áp dụng quy trình VietGAP nông hộ thuộc Dự án LIFSAP tại 3 Vùng chăn nuôi ưu tiên gồm Thống Nhất, Xuân Lộc, và Long Khánh, người chăn nuôi vẫn bảo toàn đàn vật nuôi, và không bị bất cứ ảnh hưởng nào bởi dịch cúm gia cầm.

Chúng tôi đến thăm mô hình chăn nuôi tổng hợp của anh Lê Văn Quang (thôn Cầu Trên, xã Quang Sơn, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc) đúng ngày anh khánh thành ngôi nhà mới xây.