Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Trồng Hoa Tết Thấp Thỏm Lo Chuyện Thời Tiết, Giá Cả

Người Trồng Hoa Tết Thấp Thỏm Lo Chuyện Thời Tiết, Giá Cả
Ngày đăng: 10/11/2014

Đầu tư hàng trăm triệu trồng hoa mùa Tết Ất Mùi, nhiều nông dân TP HCM bắt đầu lo thời tiết không thuận, hàng nơi khác tràn về, áp lực giá giảm...

Thời điểm này, hàng ngàn hộ nông dân ở các huyện ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh đang tất bật chuẩn bị xuống giống vụ hoa xuân để kịp bán vào dịp Tết Ất Mùi. Tuy nhiên, người trồng hoa đang “gánh” trên vai nhiều nỗi lo trong mùa hoa Tết sắp tới.

Anh Trịnh Minh Hùng ở ấp Phú Hòa, xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi đã đầu tư hơn 300 triệu đồng để trồng 500 chậu hoa mai, hơn 1.000 chậu hoa giấy cho dịp Tết Nguyên đán. Năm ngoái, gia đình anh chỉ đầu tư trồng mai. Do thời tiết lạnh, hoa không nở rộ nên bị lỗ vốn. Rút kinh nghiệm từ mùa hoa trước nên mùa này, trên diện tích 3.500 m2, anh Hùng phải trồng thêm các loại cây cảnh khác như mai chiếu thủy, tắc, khế, mỗi loại vài trăm chậu.

Anh Trịnh Minh Hùng nói: “Nỗi lo lớn nhất của mình là thời tiết, thứ hai là giá cả. Sợ như mọi năm hàng từ nơi khác về nhiều, giá cả của mình không được như mong muốn. Mình làm nghề này còn do khí hậu, ngoài công bỏ ra còn phụ thuộc vào trời nữa”.

Hiện nay, tổng diện tích trồng hoa và cây cảnh của thành phố Hồ Chí Minh là hơn 1.600 ha. Trong đó, diện tích trồng hoa để phục vụ Tết Nguyên Đán Ất Mùi là 1.200 ha. Riêng loại hoa được người dân Nam bộ ưa chuộng trong dịp Tết là hoa mai lại giảm khoảng 5% so với năm ngoái.

Tại huyện Củ Chi, nơi có diện tích đất sản xuất lên đến 25.000 ha, với hệ thống thủy lợi được đầu tư đồng bộ và vị trí gần trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, rất thuận lợi cho việc trồng hoa, cây cảnh. Diện tích trồng hoa lan của huyện Củ Chi đã đạt 185 ha. Mặc dù vậy, mùa hoa Tết năm nay mới chỉ bắt đầu, nhưng người trồng hoa lan ở huyện ngoại thành này đang có rất nhiều nỗi lo.

Trồng hoa lan tuy mang lại hiệu quả cao hơn các loại hoa, cây cảnh khác, nhưng cũng nhiều rủi ro hơn. Những hộ gia đình có ít vốn và ít kinh nghiệm thì không dám trồng loại hoa này. Vì thiếu vốn, bà con nông dân chỉ có thể đầu tư sản xuất theo hình thức nhỏ lẻ. Nhiều gia đình có đất rộng nhưng cũng xé lẻ trồng nhiều loại hoa với suy nghĩ nếu không được loại này thì có loại hoa kia kéo lại.

Theo bà Nguyễn Thị Bảy ở Ấp 3, xã Tân Thạnh Tây, huyện Củ Chi, bây giờ trồng lan phải chọn giống. Vì nếu chọn giống không kỹ, qua quá trình trồng rất vất vả mà đến khi thu hoạch không hiệu quả kinh tế. Trồng lan hiện nay vốn bỏ ra cao, kỹ thuật không có, mà không biết đầu ra như thế nào, cho nên bà con rất hoang mang và lo lắng.

Trên thực tế, thành phố Hồ Chí Minh cũng đã có chính sách hỗ trợ vốn vay cho nông dân khi áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tuy nhiên, hầu hết người nông dân trồng hoa, cây cảnh ở các huyện ngoại thành của thành phố chưa tiếp cận được nguồn vốn này.

Việc trồng hoa của bà con nông dân ở thành phố Hồ Chí Minh vẫn theo kiểu tự phát, mạnh ai nấy làm. Cứ thấy thị trường chuộng loại hoa nào thì họ đổ xô trồng loại hoa ấy. Thậm chí, sau mỗi mùa hoa tết, người nông dân không biết sang năm sẽ trồng cây gì.

Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 6 hợp tác xã và 34 tổ hợp tác sản xuất, kinh doanh hoa, cây cảnh. Tuy nhiên, các tổ hợp tác đang hoạt động chủ yếu nhằm trao đổi kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh gắn liền với hoạt động của các câu lạc bộ khuyến nông.

Ông Võ Ngọc Anh, Giám đốc Trung tâm khuyến nông thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Do đặc thù thành phố hồ Chí Minh là nơi sử dụng nhiều hoa, cây kiểng, cho nên theo tôi, việc cần làm ngay là phải định hướng theo điều kiện, khả năng của từng vùng theo mỗi thời điểm nhất định. Quy mô sản xuất phải cân đối để không làm sản phẩm bị dư thừa hay bị thiếu, dẫn đến tình trạng mất cân đối của thị trường”.

Thành phố Hồ Chí Minh đã xác định trồng hoa, cây cảnh là loại hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp đô thị của thành phố đến 2020. Còn những người trồng hoa ở thành phố thì đang mong chờ sự hỗ trợ thiết thực của chính quyền địa phương về kỹ thuật, giống, vốn và thị trường tiêu thụ đối với các sản phẩm mà họ làm ra.

Nguồn bài viết gốc: http://www.kinhtenongthon.com.vn/Nguoi-trong-hoa-Tet-thap-thom-lo-chuyen-thoi-tiet-gia-ca-108-47807.html


Có thể bạn quan tâm

Làm giàu từ nghề nuôi gà và nuôi heo gia công Làm giàu từ nghề nuôi gà và nuôi heo gia công

Ở tuổi 48, ông Nguyễn Tiến Nam, ngụ ấp B2, xã Phước Minh (Dương Minh Châu - Tây Ninh) đã là một chủ trang trại nuôi gà và heo với lợi nhuận là 850 triệu đồng/năm. Điều đáng nể hơn là ông Nam đã khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng.

17/07/2015
Giá heo hơi giảm 600.000 đ/tạ Giá heo hơi giảm 600.000 đ/tạ

Theo một số thương lái, hiện giá heo hơi đang giảm khoảng 600.000 đ/tạ so với 2 tháng trước. Nguyên nhân là do nguồn cung vượt cầu, đồng thời nhiều người lo ngại thịt heo còn tồn dư hóa chất khiến sức mua giảm.

17/07/2015
Ăn nên làm ra nhờ nuôi bồ câu Pháp Ăn nên làm ra nhờ nuôi bồ câu Pháp

Với 300 cặp bồ câu Pháp, mỗi năm anh Ngô Tùng Sơn (SN 1990) ở thôn An Mỹ, xã Mỹ Cát (Phù Mỹ, Bình Định) thu lãi ròng hơn 100 triệu đồng.

17/07/2015
Giá heo hơi giảm mạnh, người chăn nuôi lo lắng Giá heo hơi giảm mạnh, người chăn nuôi lo lắng

Khoảng 2 tuần trở lại đây giá heo hơi liên tục giảm sâu, hiện chỉ còn 3,6 - 4 triệu đồng/tạ (100kg). Với mức giá này người chăn nuôi bị lỗ vốn từ 200 - 300 ngàn đồng/tạ. Tuy nhiên, thị trường heo thịt vẫn không có dấu hiệu “hạ nhiệt” tương ứng đã gây không ít bức xúc cho cả người tiêu dùng lẫn người chăn nuôi.

17/07/2015
Ổn định kinh tế gia đình nhờ trồng nấm Ổn định kinh tế gia đình nhờ trồng nấm

Tổ hợp tác sản xuất nấm xã Phú Hưng (Phú Tân - An Giang) mới thành lập chưa đầy hai năm, nhưng hiệu quả mang lại rất khả quan vì tìm được đầu ra ổn định để tiêu thụ sản phẩm, giúp giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho nhiều hộ gia đình ở nông thôn.

17/07/2015