Mô Hình Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Thâm Canh Theo Hướng GAP Tại Xã Bình Khánh (Cần Giờ)
Vừa qua, Trạm Khuyến Nông Huyện Cần Giờ trực thuộc Trung tâm Khuyến Nông TP.HCM đã tổ chức hội thảo nghiệm thu mô hình “Nuôi tôm thẻ thâm canh theo hướng GAP” tại xã Bình Khánh với sự tham gia của 6 hộ với tổng diện tích 24.000 m2, Trung tâm Khuyến Nông TP.HCM đầu tư hổ trợ 1.920.000 con tôm giống.
Tham gia mô hình các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh áp dụng quy phạm thực hành nuôi tốt (GAP), đã quản lý chặt chẽ từ nguồn gốc gíống có kiễm dịch, nâng cao ý thức, trách nhiệm cho người nuôi như: không xổ, xả bừa bãi ra môi trường xung quanh...
Các chất thải trong sản xuất và sinh hoạt được thu gom và xử lý không để nhiểm bẩn đến hệ thống cấp nước và các ao nuôi. Theo dõi thường xuyên nguồn nước cấp, kiểm tra môi trường ao nuôi, tình trạng sức khỏe và các dấu hiệu bệnh của tôm chân trắng trong ao nuôi, không sử dụng thuốc, hóa chất cấm, ghi chép sổ nhật ký.
Qua 3 tháng thực hiện, các hộ tham gia cho biết áp dụng đúng quy trình do cán bộ Khuyến nông hướng dẫn tôm phát triển tốt, với tỷ lệ sống trên 85%, trọng lượng 8 – 9,5 gr/con, trừ các khoản chi phí đầu tư thì các hộ có lãi từ 39 triệu – 45 triệu/4000 m2.
Ông Võ Ngọc Anh Giám Đốc Trung tâm Khuyến Nông TP. HCM cho biết, mô hình này giúp bà con nông dân quen dần quy phạm thực hành nuôi tốt (GAP) trong lĩnh vực nuôi thủy sản, trong tương lai chương trình thủy sản tiếp tục nuôi theo quy trình GAP, nhằm nâng cao thu nhập cho người nông dân, đồng thời tạo ra sản phẩm thủy sản đạt ATVSTP ra thị trường trong và ngoài nước. Trong thời gian tới, Trung Tâm Khuyến nông TP.HCM tiếp tục hỗ trợ phát triển mô hình nuôi thủy sản áp dụng quy trình GAP.
Có thể bạn quan tâm
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Kiên Giang, quy hoạch đến năm 2015, tổng diện tích nuôi tôm công nghiệp của tỉnh là 20.000 ha, tập trung ở 2 huyện Kiên Lương và Giang Thành, trong đó kế hoạch năm 2013 này thả nuôi khoảng 2.000 ha.
Điện Biên được đánh giá có tiềm năng và lợi thế trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Ngoài được thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng, điều kiện tự nhiên, thì tỉnh ta còn có nguồn nhân lực dồi dào. Song, giải pháp nào để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp “mũi nhọn” cho địa phương - ngành “trụ cột” của tỉnh nhà là bài toán nan giải…
Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) vừa tổng kết mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” tại xã Vĩnh Nhuận (Châu Thành - An Giang). Mô hình có 116 nông dân tham gia sản xuất 217 héc-ta lúa đều đạt lợi nhuận tăng thêm khoảng 2 triệu đồng/héc-ta.
Xã Mường Đăng, huyện Mường Ảng là một trong nhiều địa phương ở tỉnh ta đang chờ phê duyệt Đề án xây dựng Nông thôn mới. Hầu hết các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới xã đều chưa triển khai thực hiện được. Song từ thực tế hiện nay, một số tiêu chí xã có thể triển khai ngay mà không cần đợi phê duyệt, đó là một số mục tiêu trong tiêu chí thứ 17 về xây dựng môi trường nông thôn.
Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng dự báo trong tháng 3/2013 với nhiệt độ ban ngày cao, ban đêm xuống thấp, ẩm độ cao... sẽ dễ xuất hiện bệnh rụng lá và bệnh phấn trắng trên hầu hết diện tích cao su của tỉnh Lâm Đồng và có nguy cơ phát triển thành dịch. “Thủ phạm” chính gây bệnh được xác định là do nấm Oidium Haver Hypomyces.