Người Trồng Dừa Miền Tây Kiếm Bộn Tiền Ăn Tết
Giá dừa ở các tỉnh ĐBSCL gần đây tăng vọt giúp các nhà vườn trồng dừa vui vì có thêm khoản thu nhập đón Tết
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bến Tre, giá dừa trái tại tỉnh này dao động từ 65.000 đồng đến 80.000 đồng/chục/12 trái. Dừa uống nước có giá từ 40.000 - 45.000đồng/chục. Dừa xiêm xanh giá 50.000 - 55.000 đồng/chục, tăng gần gấp đôi so với thời điểm rớt giá mạnh năm 2014.
Như vậy, bình quân một trăm dừa (120 trái), những tháng trước đây bà con nông dân chỉ bán được khoảng 600.000 đồng, nay tăng thêm 150.000 đồng.
Theo lý giải của nhà vườn trồng dừa, giá dừa trái nguyên liệu tăng là do nhu cầu chế biến các mặt hàng bánh kẹo và những sản phẩm xuất khẩu cuối năm tăng cao. Với những vườn dừa được đầu tư chăm sóc tốt, người trồng sẽ có khoản thu nhập trên 10 triệu đồng/ha/tháng từ việc bán dừa.
Ngoài thị trường tiêu thụ chủ lực tại TP HCM, dừa miền Tây (đặc biệt là dừa Xiêm xanh) gần đây còn được đóng hàng chở ra các tỉnh miền Đông và miền Trung tiêu thụ với số lượng khá lớn.
Trước đó, vào cao điểm mùa mưa năm 2014, dừa tươi ở các tỉnh miền Tây rớt giá thê thảm, chỉ còn khoảng 30.000 đồng/chục, nhiều chủ vườn dừa không bán được phải bỏ cho trái héo khô trên cây.
Có thể bạn quan tâm
Bạc Liêu áp dụng các mô hình 3 giảm, 3 tăng trong sản xuất lúa; luân canh tôm – lúa; nuôi sò huyết trong ao nuôi tôm thâm canh - bán thâm canh; trồng măng tây… được nhiều nông dân hưởng ứng phát triển mạnh.
Với mục đích cùng giúp nhau phát triển nghề nuôi ong, nhiều hộ dân xã Nghĩa Mỹ, thị xã Thái Hòa (Nghệ An) đã tập hợp nhau lại thành Tổ hợp tác nuôi ong nội lấy mật. Tổ hợp tác là nơi các thành viên trao đổi kỹ thuật, kinh nghiệm, chia sẻ, hỗ trợ nhau tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Năm nay, nông dân trồng mía ở đồng bằng sông Cửu Long phấn khởi vì vừa trúng mùa, vừa được giá. Song cũng có không ít người tiếc nuối vì trót phá bỏ cây mía để trồng cây khác.
Dù không có lợi thế về khí hậu, đất đai, song Hà Nam đã đặt ra mục tiêu trở thành “thủ phủ” nuôi bò sữa giữa đồng bằng sông Hồng với số lượng có thể lên tới 15.000 con.
Quả dài đến 40cm, nặng hàng chục kg, giống bí lạ khổng lồ này được bà con đồng bào dân tộc Mường tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Hòa Bình, Phú Thọ… trồng làm thức ăn thay rau hàng ngày.