Trồng Nấm Sò Có Hiệu Quả Kinh Tế

Trong 3 tháng qua, Trạm Khuyến nông huyện Hoà Thành (Tây Ninh) tổ chức trình diễn sản xuất nấm sò tại 2 điểm ở xã Trường Hòa và Trường Tây.
Nhằm chuyển giao mô hình làm kinh tế có hiệu quả cho nông dân áp dụng, trong 3 tháng qua, Trạm Khuyến nông huyện Hoà Thành tổ chức trình diễn sản xuất nấm sò (Bào Ngư) tại 2 điểm ở xã Trường Hòa và Trường Tây.
Ông Hồ Bảo Nhất, ngụ ấp Trường Thọ, xã Trường Hòa, người trực tiếp thực hiện cho biết: được Trạm khuyến nông huyện hỗ trợ 500 bịch phôi giống, ông tận dụng mái che sẵn có, dùng kẽm giăng thành hàng vuông góc rồi treo bịch phôi nấm bằng dây nilon theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật trạm, sau đó dùng bạt phủ kín.
Sau 10 ngày tiến hành rạch bịch phôi và chăm sóc, tưới nước đều, có nhiệt kế theo dõi nhằm giữ độ ẩm cho nấm phát triển.
Hơn nửa tháng sau, bịch phôi giống bắt đầu ra nấm và cho thu hoạch thường xuyên, mỗi ngày trung bình khoảng 4-5 kg nấm, cao điểm có khi thu hoạch đến 25 kg nấm/ngày.
Sau 2 tháng thu hoạch, tổng sản lượng nấm thu được là 278kg, bán với giá bình quân 20.000 đồng/kg, ông Nhất thu về được 5 triệu 560 ngàn đồng, trừ chi phí ban đầu trên 2 triệu ông còn lãi khoảng 3,5 triệu đồng.
Ông Nhất cho biết, đây là mô hình mang lại kinh tế cho gia đình, có thu nhập hàng ngày, chi phí đầu tư ít, dễ làm, dễ chăm sóc, tận dụng lao động nhàn rỗi trong gia đình và thích hợp với quy mô sản xuất nông hộ.
Trong thời gian học tập, ngoài việc hướng dẫn kỹ thuật cho 70 nông dân trong và ngoài mô hình, Trạm khuyến nông huyện còn đưa bà con đi tham quan học tập kinh nghiệm thực tế tại một số trang trại trồng nấm với số lượng lớn trong tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 11/9, đoàn công tác của Viện Chăn nuôi thuộc Bộ NN&PTNT do ông Nguyễn Thanh Sơn - Viện trưởng làm trưởng đoàn đã tiến hành nghiệm thu Dự án chăn nuôi gà thịt lông màu đảm bảo an toàn sinh học tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

UBND tỉnh Bình Dương vừa ban hành Kế hoạch số 3106/KH-UBND về việc xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh (ATDB) cúm gia cầm và Niu-cát-xơn (còn gọi là bệnh gà rù) đối với gà, hướng tới đạt yêu cầu xuất khẩu tại tỉnh Bình Dương giai đoạn 2015-2020.

UBND thành phố Hà Nội đã chấp thuận về chủ trương theo đề xuất của Sở Kế hoạch và đầu tư về việc bổ sung quy mô dự án “Thuê đất trồng cỏ nuôi bò sữa tự nhiên tại khu đất bãi ven sông Hồng (xã Văn Khê và Hoàng Kim, huyện Mê Linh)".
Sử dụng vắc-xin để tạo kháng thể giúp cho đàn gia cầm miễn nhiễm với virus cúm H5N1 là việc làm phổ biến được ngành thú y thực hiện hiệu quả trong những năm qua.

Theo kế hoạch tái cơ cấu ngành chăn nuôi, đến năm 2020, tồng đàn bò sữa của tỉnh Sóc Trăng sẽ tăng lên 17.800 con, (tăng hơn 10.000 con so với hiện nay). Do đó tỉnh đang xúc tiến các phương pháp tăng số lượng đàn bò sữa, chủ yếu bằng 2 cách là tăng cơ học và sinh học.