Người Trồng Dưa Hấu Thấp Thỏm Chờ Giá

Theo nhà nông, vào thời điểm này năm 2013, các thương lái đã tìm đến tận ruộng để đặt cọc mua hàng, nhưng năm nay, cây dưa gần đến kỳ thu hoạch mà người trồng dưa vẫn chưa có thông tin gì về đầu ra, giá cả.
Ruộng dưa hơn 2.000m2 của anh Nguyễn Văn Cường, huyện Đại Lộc (Quảng Nam) đang chờ ngày thu hoạch. Một khi dưa thu hoạch rộ thì cần phải xuất bán hàng loạt, do vậy những người trồng dưa như anh Cường luôn phụ thuộc vào thương lái.
Thế nhưng, đến giờ này vẫn chưa có thương lái nào tìm đến ruộng dưa của anh để ngã giá, đặt cọc. Sự vắng vẻ này làm cho những người trồng dưa như anh lo lắng.
Sau vụ dưa hấu đầu năm 2013, với giá dao động chỉ vài trăm đến một ngàn đồng/kg nên năm nay, nhiều nông dân đã chuyển sang trồng các loại cây khác. Diện tích không tăng, sản lượng không nhiều, nhưng người trồng dưa vẫn chưa thể tự tin về đầu ra sản phẩm của mình.
Họ chỉ biết sản xuất, còn yếu tố thị trường hoàn toàn phụ thuộc vào thương lái. Do vậy những thói quen thông thường của mọi năm như sau khi thu hoạch, các lái buôn đến tận nhà cân bán, có lúc chưa thu hoạch mà số lượng dưa đã được đăng ký hết, người dân chỉ việc nghỉ ngơi chuẩn bị cho một vụ dưa tiếp thì giờ đã bị thay đổi và trở thành nỗi lo của họ.
Còn gần một tháng nữa để người trồng dưa hy vọng vào những thay đổi của thị trường và thương lái. Nhưng qua câu chuyện này, một lần nữa cho thấy, người nông dân vẫn bế tắc về đầu ra sản phẩm. Tìm câu trả lời cho câu hỏi: trồng cây gì, bán cho ai, bán bao nhiêu vẫn mãi là ẩn số đối với họ.
Có thể bạn quan tâm

Cuối tuần qua, tại ấp Long Thành, xã Long Trì, huyện Châu Thành (Long An) đã diễn ra lễ khai trương Cơ sở sản xuất rượu vang thanh long, do Cty TNHH MTV Sản xuất rượu vang thanh long tổ chức.

Cụ thể, giá tôm loại 100 con/kg là trên dưới 105.000 đồng/kg, loại 70 con/kg, giá từ 115.000-118.000 đồng/kg, tăng 10.000-15.000 đồng/kg so với thời điểm giữa tháng Năm.

Các mặt hàng nông sản tươi như khoai, chuối, hồng, rau củ… đang “đau đầu” vì giá cả bấp bênh, thì ngược lại, các sản phẩm này khi được sấy khô lại bán với giá rất cao.

Từ cách đây vài chục năm, cây sơn lấy nhựa đã xuất hiện trên đất Thanh Sơn và phát triển ở một số xã như: Thạch Khoán, Sơn Hùng, Hương Cần, Văn Miếu, Võ Miếu do những người từ huyện Tam Nông di thực vào, hoặc học hỏi bà con giáp ranh.

Ông Phạm Tiện (trú thôn 7, xã Hương An, Quế Sơn) bị mù cả 2 mắt nhưng nhiều năm liền được khen tặng là nông dân sản xuất giỏi của địa phương.