Người Trồng Dưa Hấu Thấp Thỏm Chờ Giá

Theo nhà nông, vào thời điểm này năm 2013, các thương lái đã tìm đến tận ruộng để đặt cọc mua hàng, nhưng năm nay, cây dưa gần đến kỳ thu hoạch mà người trồng dưa vẫn chưa có thông tin gì về đầu ra, giá cả.
Ruộng dưa hơn 2.000m2 của anh Nguyễn Văn Cường, huyện Đại Lộc (Quảng Nam) đang chờ ngày thu hoạch. Một khi dưa thu hoạch rộ thì cần phải xuất bán hàng loạt, do vậy những người trồng dưa như anh Cường luôn phụ thuộc vào thương lái.
Thế nhưng, đến giờ này vẫn chưa có thương lái nào tìm đến ruộng dưa của anh để ngã giá, đặt cọc. Sự vắng vẻ này làm cho những người trồng dưa như anh lo lắng.
Sau vụ dưa hấu đầu năm 2013, với giá dao động chỉ vài trăm đến một ngàn đồng/kg nên năm nay, nhiều nông dân đã chuyển sang trồng các loại cây khác. Diện tích không tăng, sản lượng không nhiều, nhưng người trồng dưa vẫn chưa thể tự tin về đầu ra sản phẩm của mình.
Họ chỉ biết sản xuất, còn yếu tố thị trường hoàn toàn phụ thuộc vào thương lái. Do vậy những thói quen thông thường của mọi năm như sau khi thu hoạch, các lái buôn đến tận nhà cân bán, có lúc chưa thu hoạch mà số lượng dưa đã được đăng ký hết, người dân chỉ việc nghỉ ngơi chuẩn bị cho một vụ dưa tiếp thì giờ đã bị thay đổi và trở thành nỗi lo của họ.
Còn gần một tháng nữa để người trồng dưa hy vọng vào những thay đổi của thị trường và thương lái. Nhưng qua câu chuyện này, một lần nữa cho thấy, người nông dân vẫn bế tắc về đầu ra sản phẩm. Tìm câu trả lời cho câu hỏi: trồng cây gì, bán cho ai, bán bao nhiêu vẫn mãi là ẩn số đối với họ.
Related news

Huyện Hàm Thuận Nam có diện tích thanh long dẫn đầu Bình Thuận. Trong những năm gần đây, người dân địa phương này đã quen dần thực hành sản xuất nông nghiệp tốt với cây trồng chủ lực thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu các nước trong khu vực…

Cụ thể, TTXVN đưa tin, Cơ quan kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga Rosselkhoznadzor ngày 6/10 cho biết hơn 25 tấn cá basa filê đông lạnh của Việt Nam cập Cảng Lớn ở thành phố St. Petersburg đã bị áp dụng hạn chế tạm thời.

Trang trại tôm thẻ của gia đình chị Dịu đang tạo công ăn việc làm ổn định cho vài chục lao động với mức lương bình quân đạt 5-6,5 triệu đồng/người/tháng, trong đó có 3 chuyên gia phụ trách khâu kỹ thuật nuôi trồng.

Vụ thu đông 2014, cũng là mùa nước lũ, toàn huyện Lai Vung canh tác gần 400ha các loại hoa màu như: dưa hấu, dưa leo, nấm rơm, bắp, đậu bắp, ớt, bầu, bí, khoai lang, sen, ấu... tăng 120ha so với vụ thu đông 2013. Đến nay đã thu hoạch gần 300ha.

Đầu năm đến nay, không có dịch bệnh xảy ra với đàn gia súc, gia cầm của tỉnh, giá thức ăn chăn nuôi tương đối ổn định, giá bán sản phẩm chăn nuôi khá cao nên tình hình chăn nuôi tương đối thuận lợi. Hiện trên địa bàn tỉnh, người chăn nuôi phần lớn áp dụng theo hướng công nghiệp thay thế dần cho hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ của hộ gia đình.