Người trồng chuối tây gặp khó khăn
Cây chuối mắc bệnh vàng lá Panama thường bị thối phần bẹ từ gốc lên ngọn.
Cây chuối tây được trồng tại xã Nông Thượng (thành phố Bắc Kạn) từ lâu.
Chuối tây canh tác đơn giản, ít tốn công chăm sóc, nhanh cho thu hoạch, đã trở thành một trong những cây trồng chủ lực để “xóa đói, giảm nghèo” của người dân, nhiều hộ thoát nghèo.
Đồng chí Phượng Hoàng Minh- Chủ tịch UBND xã Nông Thượng cho hay: Bước sang năm 2015, giá thu mua chuối xanh đột ngột giảm mạnh.
Dãy núi Khau Dạ là một trong những nơi trồng chuối của bà con Nông Thượng.
Đường lên khu sản xuất chỉ dài chừng hơn 1km nhưng có đoạn phải đi qua lòng suối, còn lại là đường mòn với độ dốc rất cao.
Cùng thời điểm này những năm trước, con đường thường tấp nập các chuyến xe máy lên xuống thồ chuối, nhưng nay chỉ lác đác vài xe.
Anh Lường Văn Yên, ở thôn Nà Kẹn trồng khoảng 1.000 gốc chuối vào năm 2014.
Vụ đầu giá đạt 6.000 đồng/kg, gia đình thu được trên 20 triệu đồng tiền bán chuối xanh.
Năm nay giá thu mua giảm xuống còn một nửa, anh Yên chỉ lên nương tìm chọn những buồng chuối loại đẹp nhất để thồ xuống núi bán.
Những buồng quả loại 2, loại 3 nhiều khi đành bỏ chín ở trên nương.
Công khai thác, vận chuyển rất vất vả, mà thu nhập được không đáng là bao.
Câu chuyện của anh Lường Văn Yên đồng thời cũng là nỗi trăn trở của nhiều hộ trồng chuối trong xã Nông Thượng.
Anh Triệu Đức Hiệt, ở thôn Nà Vịt cho hay: Đất trồng chuối bị thoái hóa, quả ngày càng bé và dẫn đến tình trạng sâu bệnh trên cây chuối- đặc biêt là bệnh vàng lá Panama.
Mắc bệnh này, cây chuối đang xanh dần bị thối bẹ, lá úa vàng.
Nếu không bị chết, những cây chuối nhiễm bệnh vàng lá cũng không cho thu hoạch, đồng thời còn làm lây nhiễm bệnh ra các diện tích lân cận.
Được biết, ngành chuyên môn cũng đã từng cử cán bộ tới tập huấn, hướng dẫn người dân cách phòng trừ sâu bệnh.
Tuy nhiên, vẫn chưa có loại thuốc đặc trị cho loại bệnh này, ngoài cách chặt bỏ và rắc vôi bột vào gốc.
Bên cạnh cách trồng bằng củ truyền thống, ngành Khoa học và Công nghệ đã triển khai tới bà con phương pháp trồng chuối thông qua nuôi cấy mô, tuy vậy những diện tích này còn rất ít.
Là hộ vừa trồng chuối, vừa tổ chức thu mua chuối cho bà con, ông Triệu Đình Cừ- thôn Nà Kẹn cho biết: Chuối xanh chủ yếu được xuất bán sang Trung Quốc.
Đầu mối nhập hàng bên nước bạn giảm lượng thu mua, khiến giá chuối giảm mạnh.
Quả loại 1 hiện chỉ mua vào được cho bà con với giá 3.000 - 3.300 đồng/kg.
Các loại xấu hơn dao động từ 1.500 đến 2.500 đồng.
Giá thấp, người dân cũng không hào hứng thu hoạch chuối đem bán.
Mỗi tháng gia đình ông Cừ chỉ thu mua được 2 - 3 tấn.
Không chỉ người trồng, mà cả đầu mối mua gom cũng bị ảnh hưởng đến thu nhập.
Giá cả bấp bênh, sâu bệnh hoành hành nên diện tích trồng chuối của các xã Nông Thượng và Thanh Vận (Chợ Mới) bắt đầu giảm.
Nếu như lúc cao điểm, xã Nông Thượng có gần 200ha, thì nay chỉ còn 120ha chuối.
Xã Thanh Vận từ gần 300ha xuống còn 265ha.
Thiết nghĩ, thời điểm này người trồng chuối nên chú trọng hơn tới việc cải tạo đất, thâm canh tăng năng suất thay vì mở rộng thêm diện tích.
Muốn vậy, rất cần có sự hỗ trợ tỉ mỉ của các ngành chuyên môn.
Được biết, chính quyền các địa phương đã và đang vận động người dân chuyển đổi cây trồng.
Một số loại cây khác như cam, quýt, quế… đã được đưa vào canh tác để phát triển kinh tế thay vì trông đợi vào duy nhất cây chuối.
Đây cũng là cách để đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, từng bước lựa chọn loại cây phù hợp, cho thu nhập cao và ổn định để phát triển kinh tế hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm
Công ty cổ phần phát triển công nghệ sinh học Dona - Techno (TX. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai) là doanh nghiệp đầu tiên trong cả nước áp dụng thành công mô hình sản xuất trái sầu riêng sạch để đưa vào thị trường Mỹ - thị trường rất khó tính với nông sản nhập khẩu. Dona - Techno cũng là đơn vị đầu tiên trong tỉnh mạnh dạn đầu tư thiết kế vùng nguyên liệu sầu riêng lên đến 6 ngàn hécta tại 4 tỉnh: Đồng Nai, Đắk Nông, Lâm Đồng, Đắk Lắk. Gắn bó với Dona - Techno từ những ngày đầu thành lập, ông Nguyễn Phú Cường, Giám đốc công ty, cho biết với áp lực hội nhập ngày một sâu rộng, không thể làm nông nghiệp theo kiểu tư duy “mạnh ai nấy làm”.
Tại các xã Phú Hội, Long Thọ (huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) đã phát triển được hơn 20 hécta dừa xiêm lùn. Loại cây này mang lại sức sống mới cho vùng đất nhiễm mặn ven kênh rạch, vốn không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
Ông sinh ra và lớn lên tại vùng biển nghèo khó, thừa cát trắng, thiếu cơm ăn. Nhưng giờ đây, sau bao năm vật lộn với miền gió bụi, cát bay, ông đã trở thành tỷ phú nhờ nuôi cá lồng.
Trước thực trạng khai thác điện sinh hoạt để nuôi tôm thẻ chân trắng, gây hư hỏng nhiều công trình điện hạ thế và các thiết bị điện sinh hoạt của hộ dân, UBND tỉnh Sóc Trăng đã có cuộc họp với lãnh đạo Sở NN&PTNT, Điện Lực Sóc Trăng, lãnh đạo các huyện Trần Đề, Mỹ Xuyên, Cù Lao Dung và Tx Vĩnh Châu thống nhất quan điểm chỉ đạo: “Nơi nào không có lưới điện 3 pha thì không nên nuôi tôm thẻ chân trắng”.
Theo quyết định số 2760/QĐ-BNN-TCTS ngày 22/11, mục tiêu cụ thể của đề án là duy trì tốc độ tăng trưởng cao của ngành thủy sản, đồng thời nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của ngành thông qua tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng.