Vĩnh Phúc: Trồng Thử Thành Công Hoa Thiên Điểu
Theo bà Phùng Thị Nga, Giám đốc Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc, cho biết năm 2011 Trung tâm đã tiến hành trồng thử nghiệm thành công loài hoa Thiên điểu.
Qua hơn 1 năm theo dõi 2.000 khóm hoa Thiên điểu trồng trên diện tích 720m2 cho thấy tỷ lệ cây sống đạt 100%, tỷ lệ sâu bệnh hại thấp từ 1-2,5%, không phải sử dụng đến biện pháp dùng thuốc trừ sâu, trừ bệnh nên không gây độc hại đến người trồng cũng như người sử dụng hoa, rất phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu và đồng đất Vĩnh Phúc.
Kết quả từ 2.000 củ giống chứa mầm cây con ban đầu đã cho thu hoạch trung bình 34.000 cành hoa Thiên điểu. Với giá bán hoa Thiên điểu trung bình ngoài thị trường là 3.000-4.000 đồng/bông thì sau 1 năm trồng cho thu lãi khoảng gần 50 triệu đồng.
Tuy nhiên, hoa Thiên điểu là loại hoa trồng lâu năm nên sau khi thu hoạch hoa, cây vẫn tiếp tục đẻ nhánh mới và cho thu hoạch hoa vào những năm sau. Không chỉ cắt cành bán, người trồng còn có thể bán giống cây con và để cây đậu quả thu hoạch bán hạt giống.
Cây hoa Thiển điểu có tên khoa học là Strelitzia reginae, còn được gọi là hoa Chim Thiên đường, có nguồn gốc xuất xứ ở Nam châu Phi và vùng châu Mỹ nhiệt đới.
Hoa thiên điểu là loại cây dễ trồng, có khả năng thích nghi cao với môi trường sống. Từ khi mới trồng đến khi nảy mầm, cây liên tục phát triển và đẻ nhánh mới. Cây trưởng thành có chiều cao khoảng 1,2-1,6m, có từ 5-6 lá khi nở hoa, cành hoa thường cứng và mập mạp, cành hoa có độ dài từ 145-150cm, cây ra hoa quanh năm.
Hoa Thiên điểu có cấu trúc rất đặc biệt, hoa 5 cánh mọc xếp đối nhau như những chiếc lá theo chiều dài của thân, hoa mọc phía trên tán lá, trên đỉnh của một cuống dài màu đỏ tía, đài hoa màu vàng da cam rực rỡ, tràng hoa màu lam sẫm, nhụy màu trắng.
Bên cạnh đó, hoa Thiên điểu đa sắc màu rực rỡ, chất lượng hoa bền đẹp, lâu tàn. Ngoài việc đem cắm ở lọ, hoa còn được trồng ở các chậu cây cảnh, hoặc trồng trong các khuôn viên gia đình, các khu vui chơi giải trí...
Đây là loại hoa có sức chịu đựng cao ở mọi loại đất trồng, cây mọc phù hợp trên đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp nhiều mùn, pha cát, là cây ưa chiếu sáng, ánh nắng. Cây hoa Thiên điếu ưa ẩm ướt, thoáng gió, tránh ngập nước, không ưa rét, sợ sương muối. Hoa thường nở vào mùa Xuân hoặc mùa Hè cho đến tháng 10 hàng năm. Mỗi kỳ nở hoa kéo dài 30-40 ngày, hoa nở đơn độc chỉ 15 ngày./.
Có thể bạn quan tâm
Sản lượng tôm của Thái Lan sẽ không thể quay trở lại được mức cao trước đây do các vấn đề liên quan đến dịch bệnh EMS/AHPND (dịch bệnh đã gây thiệt hại nặng nề cho ngành tôm nước này từ năm 2012) vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Ngày 5/8/2015, Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận tổ chức Đại hội nhiệm kỳ II (2015 - 2020) nhằm đánh giá kết quả hoạt động nhiệm kỳ qua, đề ra phương hướng nhiệm kỳ tới. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Nguyễn Huy Điền đã tham dự Đại hội.
Từ ngày 6 đến ngày 7 tháng 8 năm 2015, tại thị trấn Phước Bửu – Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức lớp tập huấn “Bồi dưỡng kỹ năng khuyến nông và kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng theo VietGAP” cho 30 học viên là cộng tác viên khuyến nông, chủ trang trại và bà con nuôi tôm trong tỉnh.
Làm thế nào để người dân nâng cao hiệu quả và năng suất, thúc đẩy phát triển ngành nuôi trồng thủy sản (ntts) tỉnh - đó là trăn trở của các cán bộ chuyên trách địa phương và của các chuyên gia lâu năm trong ngành ntts.
Vốn đầu tư thấp, tôm nuôi ít phát sinh dịch bệnh, phá thế độc canh cây lúa, tăng thu nhập trên cùng một diện tích canh tác… là những lợi ích mang lại từ mô hình lúa - tôm kết hợp. Việc nhân rộng mô hình này đã giúp nông dân trong vùng chuyển đổi ổn định cuộc sống.