Chợ Mới (Bắc Kạn) tăng cường diệt trừ sâu ong hại cây mỡ

Theo báo cáo của Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Chợ Mới, ngay trong tháng 2 trên địa bàn đã xuất hiện sâu ong trưởng thành vũ hóa và đẻ trứng, sâu ong lứa 1 nở và sẽ gây hại mạnh, ăn trụi lá diện tích rừng mỡ ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng, phát triển của cây.
Tại xã Mai Lạp và Thanh Mai, có tới 33 ha diện tích bị nhiễm sâu ong, với mật độ phổ biến 200 con/cây, cao 300 con/cây, cá biệt 750 con/cây. Còn tại xã Hòa Mục mật độ phổ biến 12 con/m2, cao 30 con/m2, cá biệt 45 con/m2, diện tích có nhộng 0,1 ha. Hiện nay bà con xã Hòa Mục đã áp dụng biện pháp thủ công thu nhộng và sâu đem tiêu hủy.
Nhằm hạn chế tối đa diện tích sâu ong hại cây mỡ, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Chợ Mới đã chủ động tham mưu cho UBND huyện triển khai phương án tuyên truyền, phòng trừ sâu ong gây hại cây mỡ trên địa bàn các xã ngay từ khi xuất hiện sâu ong như: phát quang tán rừng, xới đất diệt nhộng, treo bẫy vàng, thu trứng và sâu non, phun thuốc khi sâu nở rộ và rắc thuốc sau khi sâu chuẩn bị hóa nhộng.
Năm 2013, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Viện Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) triển khai đề tài khoa học “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ sâu ong gây hại mỡ tại tỉnh Bắc Kạn”, trong đó có thử nghiệm bẫy vàng để diệt sâu ong trưởng thành tại huyện Chợ Mới. Qua thực tế cho thấy, các biện pháp phòng trừ sâu ong đã triển khai trong thời gian qua đều có kết quả, diệt trừ, tuy nhiên không thể diệt trừ triệt để, sâu vẫn phát triển nhanh.
Có thể nói, việc phòng trừ sâu ong hiện vẫn còn nhiều khó khăn do chưa có biện pháp diệt trừ dứt điểm, sâu ong diễn biễn phức tạp, lây lan nhanh. Chính vì vậy, huyện Chợ Mới đã và đang quyết liệt trong công tác chỉ đạo các xã tổ chức cho người dân tiến hành các biện pháp diệt trừ nhằm hạn chế sự lây ra diện rộng phá hủy rừng trồng.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm đảm bảo thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp, vụ xuân năm nay huyện Quang Bình tiếp tục chỉ đạo thực hiện quy hoạch sản xuất cánh đồng mẫu lúa, ngô với phương châm chỉ đạo nhân dân tập trung sản xuất, đầu tư thâm canh để tăng năng xuất, sản lượng cây trồng góp phần tăng thu nhập cho nhân dân.

Dâu tây trồng trong nhà kính, trên giá thể không còn là chuyện lạ với người dân Đà Lạt. Nhưng vườn dâu nhà anh Nguyễn Đức Mai, số 9 Ngô Văn Sở, Đà Lạt vẫn rất được chú ý bởi thay vì trồng một tầng, anh Mai đã tạo ra một vườn dâu có ba tầng, tăng mật độ dâu trên cùng một diện tích đất.

Trước những tin đồn thất thiệt về việc Trung Quốc sẽ đóng một số cửa khẩu giao thương với Việt Nam, nhiều nông dân đang “ngồi trên đóng lửa”, lo ngại nông sản làm ra sẽ khó tiêu thụ. Nhiều người đang có ý định đầu tư mở rộng diện tích sản xuất, nay phải tạm dừng chờ thông tin mới từ thị trường…

Thời gian gần đây, bệnh chổi rồng đã bùng phát mạnh mẽ trên một số giống nhãn, đặc biệt là nhãn tiêu da bò, gây thiệt hại nặng cho nhà vườn. Trong khi đó, những vườn nhãn Ido gần như không bị nhiễm hay nhiễm với tỷ lệ rất thấp. Trước tình hình này, một giải pháp phòng chống bệnh chổi rồng đã được đưa ra bằng cách trồng nhãn Ido hoặc ghép bo nhãn Ido vào cây nhãn bị nhiễm chổi rồng.

Thời gian gần đây, nhiều ngư dân ở vùng bãi ngang ven biển xã Cẩm Lĩnh, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh liên tiếp được mùa sò mai biển. Không chỉ thu hoạch với số lượng lớn, bán giá trị cao mang lại thu nhập cho lao động trên thuyền mà còn tạo thêm nguồn thu nhập đáng kể cho hàng trăm lao động khác trên bờ.