Hội Thảo Khoa Học Giải Pháp Bảo Vệ Môi Trường Thủy Sản Khu Vực Nam Bộ
![Hội Thảo Khoa Học Giải Pháp Bảo Vệ Môi Trường Thủy Sản Khu Vực Nam Bộ](/temp/resize/400x300/upload/news/11-2014/moi-truong-thuy-san-3305759.jpg)
Nhằm giúp cho các tỉnh, thành trong khu vực có bước đi thiết thực, phù hợp hơn trong quá trình phát triển ngành thủy sản trước áp lực về biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường tại các vùng nuôi; đồng thời, có được những giải pháp phát triển bền vững ngành thủy sản trong tương lai.
Ngày 03/11, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam phối hợp với tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo khoa học “Giải pháp bảo vệ môi trường thủy sản khu vực Nam bộ”.
Đông đảo các nhà khoa học, nhà nghiên cứu các Viện, trường đại học, các nhà quản lý ngành Nông nghiệp, thủy sản các tỉnh trong khu vực Nam bộ đã về dự. 24 tham luận liên quan đến vấn đề thủy sản, bảo vệ môi trường nuôi bền vững, phòng trị bệnh cho tôm, cá, tác động của biến đổi khí hậu đến nghề nuôi tôm... cùng những thực trạng, kiến nghị, đề xuất trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đã được các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, quản lý trình bày tại Hội thảo.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nghề nuôi thủy sản ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã có từ lâu và phát triển nhanh chóng ở cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90. Đặc biệt là từ khi sản xuất giống nhân tạo các đối tượng xuất khẩu chủ lực của đồng bằng sông Cửu Long như cá tra, cá ba sa, tôm sú, tôm thẻ chân trắng thành công và phổ biến, cùng với việc sử dụng thức ăn công nghiệp, quá trình nuôi ngày càng đi vào thâm canh, công nghiệp.
Năm 2013, đồng bằng sông Cửu Long thả nuôi gần 800 ngàn ha thủy sản (chiếm 90% diện tích cả nước), sản lượng đạt 2,2 triệu tấn, chiếm khoảng 85% về sản lượng của cả nước, trong đó có 650 ngàn ha tôm sú với sản lượng 310 ngàn tấn; 5.000 ha cá tra với sản lượng trên 1 triệu tấn...
Do nuôi thâm canh năng suất, mật độ thả nuôi ngày càng cao, sản lượng ao nuôi ngày càng lớn, nên dịch bệnh cũng xảy ra thường xuyên hơn; đồng thời sự phát triển nuôi thủy sản nhanh chóng đã đưa đến nhiều hệ lụy như cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng kịp thời, nhu cầu thức ăn nuôi thủy sản tăng nhưng năng lực của các cơ sở sản xuất còn hạn chế, nguồn giống thủy sản được sản xuất tràn lan, dẫn đến việc quản lý chưa chặt chẽ… làm ảnh hưởng chất lượng thủy sản, ảnh hưởng đến tính phát triển bền vững của ngành.
Để phát triển bền vững ngành thủy sản trong thời gian tới, các đại biểu trong tham luận của mình đã có những kiến nghị đến các cơ quan chức năng cấp tỉnh và các Bộ, ngành Trung ương cần cơ cấu lại cơ sở hạ tầng cho các vùng nuôi tập trung theo quy hoạch để đảm bảo nuôi thủy sản công nghiệp đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa lớn theo các quy định về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường; đồng thời cần xây dựng các thương hiệu cho các sản phẩm thủy sản Việt Nam và đăng ký bản quyền trên thị trường quốc tế; đặc biệt là việc nghiên cứu hợp tác quốc tế trong quy hoạch, sử dụng, bảo vệ môi trường nước của vùng hạ lưu sông Mê Kông.
Có thể bạn quan tâm
![Dự án CLUES sự thích ứng của hệ thống canh tác sản xuất lúa](/temp/resize/75x75/upload/news/06-2015/san-xuat-lua-228d51c50bfc149999a05014d0788af6.jpg)
Các nhà khoa học dự báo: khu vực ĐBSCL chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu (BĐKH), nhất là nước biển dâng. Dự án CLUES ra đời, được triển khai ở 4 tỉnh An Giang, Hậu Giang, Cần Thơ và Bạc Liêu. Dự án này đánh giá sự tổn thương và các tác động đến sử dụng đất, sự thích ứng của các hệ thống canh tác lúa…
Anh Nông Tấn Dí ở xã Tân Thạnh, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp trước đây chủ yếu sản xuất lúa thương phẩm, nhưng việc canh tác không mang lại hiệu quả cao do sử dụng lúa thịt để làm lúa giống.
![Nông dân tập trung xuống giống mì](/temp/resize/75x75/upload/news/06-2015/giong-mi-4cad4a5d97a6a1d8c626eb2544941e2c.jpg)
Theo nhiều hộ dân ở những vùng trồng mì lớn trong tỉnh Đồng Nai, năm nay do thời tiết nắng nóng kéo dài và lượng mưa đầu vụ không ổn định nên phải giữa tháng 6 mới triển khai xuống giống mì được, thay vì trồng trong tháng 5 như mọi năm.
![Sử dụng thuốc BVTV trên cây trồng nhà nông cần cẩn trọng hơn trong lựa chọn](/temp/resize/75x75/upload/news/06-2015/thuoc-bvtv-0e34558d8cf25105b704e45433fa5c6f.jpg)
Ngày 13/6, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng cho biết là đã có thêm một lần nữa khuyến cáo nhà nông về việc sử dụng các loại thuốc BVTV trên cây chè. Theo đó, hiện tại trên cây chè, có 3 loại hoạt chất rất đáng quan tâm là fipronil, acetamiprid và imidacloprid đang để lại dư lượng vượt ngưỡng khiến trà Việt Nam khó thâm nhập thị trường thế giới.
![Nửa đêm ra đồng](/temp/resize/75x75/upload/news/06-2015/thu-hoach-mi-ef91e7868175de104d5f8e6cf1e4c118.jpg)
Do thời tiết nắng nóng, hiện nay nhiều nông dân ra đồng làm việc vào ban đêm, thay vì ban ngày như thói quen lao động hàng bao năm qua.