Người Thuần Hoá Ong Rừng

Sau nhiều năm làm bạn với ong, giờ đây anh Trần Văn Phước (45 tuổi), thôn An Kim, xã Tịnh Giang, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi đang sở hữu một trang trại nuôi ong bề thế, mỗi năm mang về cho gia đình anh hơn 400 triệu đồng.
Trang trại nuôi ong rừng của anh Phước đặt tại xã Tịnh Hiệp, huyện Sơn Tịnh có hơn 600 đàn ong. Anh Phước tâm sự: “Tôi vốn là thợ săn mật ong rừng. Thời điểm năm 2000, nghề này “hái ra tiền”. Do nhiều người đổ xô đi săn ong rừng, với cách làm “lấy mật, giết ong non”, làm ong cạn kiệt.
Năm 2001, tôi chuyển hướng qua nuôi ong. Tôi vào rừng tìm kiếm những tổ ong rừng rồi dẫn dụ ong chúa về làm tổ ngay trong sân vườn nhà mình. Chỉ trong một thời gian ngắn, vườn nhà tôi đã có 100 tổ ong”. Nhưng chỉ vài tháng, ong bắt đầu bỏ tổ hoặc chết dần và cũng không còn cho nhiều mật như trước.
Không nản, anh đến trung tâm khuyến nông tỉnh học hỏi kỹ thuật nuôi ong. Năm 2004, vay mượn được một số vốn, anh tiếp tục nuôi ong. “Khi kiến thức vững vàng hơn, tiền lãi từ nuôi ong cũng tăng nhanh”- anh Phước tâm sự. Trang trại ong của anh thường xuyên thu hút 8 lao động địa phương, với thu nhập từ 3-3,7 triệu đồng/người/tháng.
Nhiều người được anh truyền nghề đã mở trang trại riêng và đều có thu nhập ổn định. Trong số này, có một người được anh dành tâm sức truyền nghề, đó là N.V.Đ. Trong một lần điều khiển xe máy trong lúc say rượu, Đ đã gây ra một vụ tai nạn giao thông, bị kết án 18 tháng tù giam. Mãn hạn tù, Đ trở về quê, nhà nghèo, đi tìm việc làm khắp nơi nhưng không ai nhận. Một thời gian dài Đ mất phương hướng đã tìm đến rượu.
Hôm chúng tôi đến trang trại anh Phước, Đ cũng có mặt. Đ tâm sự: “Đời em may mắn được gặp chú Phước. Chú đã tận tâm chỉ cho cái nghề nuôi ong. Nhờ vậy cuộc sống của em giờ đã ổn định”.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, hình thức chăn nuôi gia súc của người dân trên địa bàn huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) đã có nhiều thay đổi, đặc biệt là xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi trâu, bò tập trung, mang tính hàng hóa đã hình thành đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Nếu không quản lý và nâng cao kiến thức sử dụng cho người chăn nuôi, kháng sinh sẽ tràn lan trên thị trường, những chủng kháng thuốc từ động vật có thể lây truyền sang người tạo ra gánh nặng cho y tế cộng đồng, gây tổn thất lớn cho người dân.

Theo kết quả giám sát chủ động của Cơ quan thú y vùng III về sự lưu hành mầm bệnh tai xanh, từ phân tích mẫu huyết thanh cho thấy, tại Hà Tĩnh tỷ lệ lưu hành vi-rút tai xanh lên tới 40%, tại Nghệ An là 11%.

Trải qua những năm tháng chiến tranh liên miên và những biến động của xã hội, một phần do eo hẹp kinh tế, phần chạy theo cơ chế thị trường, giống gà Hồ dần bị mai một.

Trong 9 tháng đầu năm nay, tổng số lô hàng thủy sản bị cảnh báo tại các thị trường đã gần bằng cả năm ngoái (181 lô so với 187 lô). Tôm là mặt hàng bị cảnh báo nhiều nhất với 82 lô (cả năm 2014 có 86 lô tôm bị cảnh báo)...