Người Thuần Hoá Ong Rừng

Sau nhiều năm làm bạn với ong, giờ đây anh Trần Văn Phước (45 tuổi), thôn An Kim, xã Tịnh Giang, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi đang sở hữu một trang trại nuôi ong bề thế, mỗi năm mang về cho gia đình anh hơn 400 triệu đồng.
Trang trại nuôi ong rừng của anh Phước đặt tại xã Tịnh Hiệp, huyện Sơn Tịnh có hơn 600 đàn ong. Anh Phước tâm sự: “Tôi vốn là thợ săn mật ong rừng. Thời điểm năm 2000, nghề này “hái ra tiền”. Do nhiều người đổ xô đi săn ong rừng, với cách làm “lấy mật, giết ong non”, làm ong cạn kiệt.
Năm 2001, tôi chuyển hướng qua nuôi ong. Tôi vào rừng tìm kiếm những tổ ong rừng rồi dẫn dụ ong chúa về làm tổ ngay trong sân vườn nhà mình. Chỉ trong một thời gian ngắn, vườn nhà tôi đã có 100 tổ ong”. Nhưng chỉ vài tháng, ong bắt đầu bỏ tổ hoặc chết dần và cũng không còn cho nhiều mật như trước.
Không nản, anh đến trung tâm khuyến nông tỉnh học hỏi kỹ thuật nuôi ong. Năm 2004, vay mượn được một số vốn, anh tiếp tục nuôi ong. “Khi kiến thức vững vàng hơn, tiền lãi từ nuôi ong cũng tăng nhanh”- anh Phước tâm sự. Trang trại ong của anh thường xuyên thu hút 8 lao động địa phương, với thu nhập từ 3-3,7 triệu đồng/người/tháng.
Nhiều người được anh truyền nghề đã mở trang trại riêng và đều có thu nhập ổn định. Trong số này, có một người được anh dành tâm sức truyền nghề, đó là N.V.Đ. Trong một lần điều khiển xe máy trong lúc say rượu, Đ đã gây ra một vụ tai nạn giao thông, bị kết án 18 tháng tù giam. Mãn hạn tù, Đ trở về quê, nhà nghèo, đi tìm việc làm khắp nơi nhưng không ai nhận. Một thời gian dài Đ mất phương hướng đã tìm đến rượu.
Hôm chúng tôi đến trang trại anh Phước, Đ cũng có mặt. Đ tâm sự: “Đời em may mắn được gặp chú Phước. Chú đã tận tâm chỉ cho cái nghề nuôi ong. Nhờ vậy cuộc sống của em giờ đã ổn định”.
Related news

Ngày 18-5-2015, Báo SGGP có bài “Tự làm khó…” nêu những khó khăn mà ngành chăn nuôi gặp phải, không chỉ vì tự thân ngành mà còn do những quy định “trói chân” doanh nghiệp (DN). Ngày 22-5, dù đang đi Hà Lan và Đan Mạch, anh Âu Thanh Long, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ, Giám đốc Công ty CP Chăn nuôi Duy Cường (Đồng Nai) cũng trao đổi thêm với chúng tôi một số ý để làm sáng tỏ hơn về những quy định ngược xu thế này.

Khoảng 1.000 ha mía tím ở Hòa Bình khó tiêu thụ có thể phải chuyển sang làm giống hoặc hủy bỏ để lấy đất làm vụ mới.

Vấn nạn SX chè bẩn đã tồn tại nhiều năm nay ở nhiều vùng chè trong cả nước.

Không chỉ các tỉnh phía Nam, tại phía Bắc, hai tỉnh thí điểm xây dựng vùng an toàn dịch bệnh đối với bệnh LMLM là Thái Bình và Nam Định cũng đang đau đầu với bài toán kinh phí.

Cái sổ đỏ thấy nhẹ tênh nhưng đối với nông dân có giá trị vô cùng. Có người nhờ nó vượt qua cơn thắt ngặt, phất lên làm giàu, nhưng cũng có người làm ăn lận đận, sổ đỏ “cắm” mãi ở ngân hàng. Đó là thực tế đang diễn ra phổ biến ở ĐBSCL.