Người Phụ Nữ Một Mình Thu Bạc Triệu Từ Đất Cằn

Chồng mất cách đây 10 năm, một mình bươn chải nuôi con, chị Hương đã trở thành điển hình làm kinh tế giỏi, với thu nhập mỗi năm trên 500 triệu đồng.
Sinh ra và lớn lên ở thành phố, lập gia đình, chị Tôn Nữ Diệu Hương (hội viên Chi hội ND thôn Bình Tân, xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên- Huế) theo chồng lên vùng bán sơn địa xã Bình Thành lập nghiệp. Khó có thể kể hết những khó khăn, vất vả của người phụ nữ vốn không quen việc đồng áng. Nhưng, chị quyết tâm làm giàu trên vùng đất khó khăn này. Và chị đã thành công.
Chị Hương kể: “Vợ chồng tôi khai hoang, cải tạo được 5ha đất. Năm 2009, tôi đầu tư 2 tỷ đồng trồng cây ăn quả, làm vườn rừng, nuôi 3 hồ cá, 2.000 con gà, 100 con heo rừng, 8 con nhím, 70 con heo thịt”. Trang trại có quy mô nhất xã Bình Thành của vợ chồng chị khiến nhiều người không khỏi bất ngờ.
Với 100 con heo rừng giống ban đầu, chỉ 1 năm sau ngoài bán heo thịt, chị còn tuyển chọn được 50 con heo giống, xây trên 20 ô chuồng (chuồng lớn nhất khoảng 200m2, nhỏ nhất khoảng 100m2). Từ năm 2010 đến nay, chị xuất chuồng hơn 300 con heo rừng thịt, giá bình quân 140.000 đồng/kg; mỗi năm chị xuất 30-50 con heo giống cho thị trường với giá từ 200.000-250.000 đồng/kg.
Chị cho biết, chị vừa bán 40 con lợn giống cho thương lái Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Nội được hơn 100 triệu đồng. Theo chị Hương, nuôi heo rừng rất dễ, thức ăn là rau, củ. Trong thời kỳ sinh sản cho heo ăn thêm cám gạo để tăng dưỡng chất. Heo rừng rất ít bị bệnh, nhưng cần chú ý vệ sinh chuồng trại để heo không bị viêm da.
Ngoài nuôi heo rừng, trang trại của chị còn thường xuyên nuôi 2.000-3.000 con gà thịt. Hiện chị đang đầu tư làm trang trại du lịch sinh thái. Từ 5ha đất cải tạo ngày mới đến, hiện chị đang sở hữu 10ha rừng keo, 2ha cao su dó bầu; 100 con heo rừng, trong đó 50 con heo đang thời kỳ sinh sản, 70 con heo thịt F1, 8 con nhím và 2.000 con gà kiến và gà rừng. Phương pháp nuôi của chị là chăn thả trong vườn rừng. Chị Hương tiết lộ, năm 2011, tổng thu nhập từ trang trại hơn 500 triệu đồng, trừ chi phí lãi 200 triệu đồng. Trang trại của chị còn tạo việc làm cho 6 lao động địa phương, với thu nhập 3,5 triệu đồng/người/tháng.
Có thể bạn quan tâm

Vừa qua, Hội Nông dân xã Phước Lưu (Trảng Bàng - Tây Ninh) đã công bố quyết định thành lập Tổ hợp tác trồng nấm rơm sạch ấp Phước Thành.

64 hộ nông dân thuộc mô hình trình diễn “3 giảm, 3 tăng” tại ấp Hòa Hưng, xã Hòa Tân (Châu Thành - Đồng Tháp) đã thu hoạch dứt điểm 60ha diện tích trình diễn theo mô hình 3 giảm, 3 tăng và sản xuất giống lúa chất lượng cao OM 5451.

Tiếp tục thực hiện Dự án “Gieo hạt giống cho sự thay đổi: Giảm tác động biến đổi khí hậu dựa trên cộng đồng thông qua sản xuất lúa gạo bền vững” do Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) tài trợ; mới đây Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư (KNKN) tỉnh Bình Định đã tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả chuyển giao công nghệ trồng nấm bằng nguyên liệu rơm cuộn từ máy cuốn rơm sau khi thu hoạch lúa, trong khuôn khổ hợp phần năng lượng tái tạo.

Chỉ trồng 80 nọc tiêu nhưng gia đình anh Nguyễn Văn Lập ở khu phố Ninh Thành, thị trấn Lộc Ninh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước đã phải mua 6 triệu đồng hom tiêu giống Ấn Độ lá to. Anh Lập cho biết, hiện tiêu giống Ấn Độ xanh lá to có giá 400 ngàn đồng/trụ, bằng giống tiêu Trung và cao hơn giống tiêu Vĩnh Linh 100 ngàn đồng/trụ.

Thời điểm này, nông dân trồng đậu phộng trên địa bàn huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) đang bước vào kỳ thu hoạch rộ, năng suất đạt từ 30 - 35 giạ/công, giá bán hiện tại ở mức ổn định 255.000 đồng/giạ. Nhiều nông dân cho biết, với giá này có thể thu lợi nhuận từ 3 - 4 triệu đồng/công.