Nông Dân Thiệt Hại Tiền Tỷ Vì Ớt Rớt Giá

Từ trung tuần tháng 5 đến nay, nông dân vùng phía Đông tỉnh Gia Lai, gồm các huyện Đăk Pơ, Kbang, Kông Chro và thị xã An Khê đứng ngồi không yên vì ớt trái rớt giá thê thảm.
Theo đó, nếu giá ớt đầu năm 2013, thương lái thu mua tới gần 50.000 đồng/kg thì hiện chỉ từ 7.000 - 9.000 đồng/kg. Với mức giá này không đủ để người trồng ớt cân đối chi phí, trả công cho người… hái ớt.
Nguyên nhân ớt rớt giá là do thương lái Trung Quốc ngừng thu mua. Theo thống kê, phía Đông tỉnh Gia Lai hiện có gần 3.000ha ớt. Nếu như mọi năm, mỗi ha ớt nông dân lãi khoảng trên 20 triệu đồng, thì năm nay không đủ chi phí để thu hoạch. Như vậy, tại tỉnh Gia Lai, sau vụ dưa hấu và rau sau Tết Nguyên đán 2014, đến nay nông dân tiếp tục mất hàng chục tỷ đồng do ớt rớt giá.
Có thể bạn quan tâm

Ông Trần Công Bình, Giám đốc Công ty TNHH Tôm giống Châu Phi cho biết: Từ đầu năm đến nay, Công ty xuất ra thị trường khoảng 50 triệu TTCT giống.

Chất phụ gia đang ngày càng được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, nó góp phần quan trọng trong việc phát triển bền vững và đem lại những giá trị gia tăng. Tuy nhiên, ở Việt Nam vấn đề này chưa được quan tâm đúng mức

Sau 2 tuần, kể từ ngày 15/3, Chính phủ triển khai kế hoạch tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo trong vụ lúa ĐX tại các tỉnh vùng ĐBSCL, trên thực tế hoạt động mua bán, tiêu thụ lúa gạo lưu thông từ nông dân qua thương lái và DN khá trôi chảy. Tuy nhiên, mấy ngày cuối tuần qua, ở một số nơi vùng sâu, mua bán lúa gạo có vẻ chậm lại, giá lúa giảm.

Tìm hiểu tường tận tình hình tại cửa khẩu Cốc Nam (Lạng Sơn), chúng tôi thấy không có gì xác thực cho thông tin xoài Trung Quốc “ngậm hóa chất” NK về nước đội lốt xoài Việt Nam mà một số báo đăng tải vài ngày trước.

Mặc dù bị rớt giá, nhưng hiện nay nhiều hộ cũng phải xuất bán, do nguồn nước ngày càng cạn kiệt, cộng với thiếu tiền mua thức ăn cho cá.