Người Phụ Nữ Một Mình Thu Bạc Triệu Từ Đất Cằn
Chồng mất cách đây 10 năm, một mình bươn chải nuôi con, chị Hương đã trở thành điển hình làm kinh tế giỏi, với thu nhập mỗi năm trên 500 triệu đồng.
Sinh ra và lớn lên ở thành phố, lập gia đình, chị Tôn Nữ Diệu Hương (hội viên Chi hội ND thôn Bình Tân, xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên- Huế) theo chồng lên vùng bán sơn địa xã Bình Thành lập nghiệp. Khó có thể kể hết những khó khăn, vất vả của người phụ nữ vốn không quen việc đồng áng. Nhưng, chị quyết tâm làm giàu trên vùng đất khó khăn này. Và chị đã thành công.
Chị Hương kể: “Vợ chồng tôi khai hoang, cải tạo được 5ha đất. Năm 2009, tôi đầu tư 2 tỷ đồng trồng cây ăn quả, làm vườn rừng, nuôi 3 hồ cá, 2.000 con gà, 100 con heo rừng, 8 con nhím, 70 con heo thịt”. Trang trại có quy mô nhất xã Bình Thành của vợ chồng chị khiến nhiều người không khỏi bất ngờ.
Với 100 con heo rừng giống ban đầu, chỉ 1 năm sau ngoài bán heo thịt, chị còn tuyển chọn được 50 con heo giống, xây trên 20 ô chuồng (chuồng lớn nhất khoảng 200m2, nhỏ nhất khoảng 100m2). Từ năm 2010 đến nay, chị xuất chuồng hơn 300 con heo rừng thịt, giá bình quân 140.000 đồng/kg; mỗi năm chị xuất 30-50 con heo giống cho thị trường với giá từ 200.000-250.000 đồng/kg.
Chị cho biết, chị vừa bán 40 con lợn giống cho thương lái Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Nội được hơn 100 triệu đồng. Theo chị Hương, nuôi heo rừng rất dễ, thức ăn là rau, củ. Trong thời kỳ sinh sản cho heo ăn thêm cám gạo để tăng dưỡng chất. Heo rừng rất ít bị bệnh, nhưng cần chú ý vệ sinh chuồng trại để heo không bị viêm da.
Ngoài nuôi heo rừng, trang trại của chị còn thường xuyên nuôi 2.000-3.000 con gà thịt. Hiện chị đang đầu tư làm trang trại du lịch sinh thái. Từ 5ha đất cải tạo ngày mới đến, hiện chị đang sở hữu 10ha rừng keo, 2ha cao su dó bầu; 100 con heo rừng, trong đó 50 con heo đang thời kỳ sinh sản, 70 con heo thịt F1, 8 con nhím và 2.000 con gà kiến và gà rừng. Phương pháp nuôi của chị là chăn thả trong vườn rừng. Chị Hương tiết lộ, năm 2011, tổng thu nhập từ trang trại hơn 500 triệu đồng, trừ chi phí lãi 200 triệu đồng. Trang trại của chị còn tạo việc làm cho 6 lao động địa phương, với thu nhập 3,5 triệu đồng/người/tháng.
Related news
Trong 3 năm gần đây, nhiều hộ nuôi cá tra và doanh nghiệp (DN) nuôi, chế biến, xuất khẩu cá tra phá sản hoặc đứng trên bờ vực phá sản do thị trường xuất khẩu sụt giảm. Thị trường Mỹ áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm cá tra phi lê cũng làm ngành cá tra điêu đứng.
Tính từ đầu năm đến nay, diện tích tôm thương phẩm toàn tỉnh Ninh Thuận thả nuôi trên 955 ha, trong đó có 900 ha tôm thẻ chân trắng và 55 ha tôm sú. Tuy diện tích thả nuôi chỉ đạt 74% so với cùng kỳ năm trước, nhưng theo Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản (NTTS), tình hình bệnh trên tôm nuôi có xu hướng giảm và giá bán tôm thương phẩm tăng, đây được coi là tín hiệu vui về sự khởi sắc của nghề nuôi tôm thương phẩm trong tỉnh năm nay, đặc biệt đối với tôm thẻ chân trắng.
Năm 2000, một số vùng sản xuất lúa kém hiệu quả được phép chuyển đổi sang nuôi tôm, nhiều nông dân tưởng chừng đã bước được một chân vào cánh cửa đổi đời.
Mặc dù cơn bão số 10 không trực tiếp đổ bộ vào thành phố Hà Tĩnh, tuy nhiên, do mưa to kèm theo gió lớn nên các khu vực nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi ven đô bị thiệt hại khá nặng.
Trong năm 2013, thành phố Đông Hà (Quảng Trị) tiếp tục chỉ đạo các địa phương khôi phục, tận dụng và khai thác tối đa diện tích mặt nước hiện có để phát triển nuôi trồng thủy sản.