Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Phụ Nữ Khiếm Thị Vượt Lên Đói Nghèo

Người Phụ Nữ Khiếm Thị Vượt Lên Đói Nghèo
Ngày đăng: 25/12/2013

Sinh năm 1957 ở Đông Yên, Đông Phong (Yên Phong). Năm 1978, chị Nguyễn Thị Thành theo học trường Trung cấp Thống kê Trung ương. Ra trường, chị được nhận làm kế toán ở Công ty cổ phần Thực phẩm tươi sống Hà Bắc.

Năm 1986, chị xây dựng gia đình với anh Đào Duy Hách. Dẫu biết anh còn người cha già và hai con nhỏ, đứa lớn chưa đầy bốn tuổi, chị vẫn vượt qua mọi rào cản, khó khăn đến với anh bằng sự cảm thông và tình yêu thương chân thành.unVao day nghe bai nay di ban

Chuyển đổi cơ chế, năm 1991 anh nghỉ không lương. Gánh nặng cơm áo với sáu miệng ăn lúc này đổ dồn lên đôi vai chị. Bất hạnh hơn bởi 1 năm sau đó, bên mắt trái vốn đã yếu của chị trở thành mù hẳn, thị lực mắt phải cũng giảm còn gần nửa. Không thể tiếp tục công việc kế toán ở Công ty, chị chuyển sang bán hàng rau quả vặt ở chợ Nhớn.

Được ít lâu chợ có quyết định giải toả xây mới. Chỗ dựa cuối cùng của gia đình cũng không còn, khó khăn chồng chất. Đã có lúc chị thấy mình kiệt sức vì mệt mỏi và tuyệt vọng, Nhưng nghĩ đến các con chị lại gắng gượng.

Năm 1994, qua sự giới thiệu của bạn bè, người quen chị xin gia nhập Hội người mù thị xã. Được sinh hoạt và tiếp xúc với nhiều người khiếm thị, chị thấy mình còn hạnh phúc. Niềm tin cuộc sống bừng cháy, tiếp thêm nghị lực giúp chị vượt qua bao nỗi éo le.

Được phân công vào tổ sản xuất tăm tre, nhận thấy mình còn khoẻ mạnh và đi lại được, chị mạnh dạn bày tỏ ý tưởng mang sản phẩm đi tiếp thị. Qua tay chị, sản phẩm Hội Người mù đã đến được với nhiều cơ quan, đơn vị. Hồi đó Hội mới chỉ sản xuất được tăm tre, còn chổi nhập về từ Yên Bái. Điều này khiến chị không khỏi băn khoăn.

Qua mày mò tìm hiểu những chiếc chổi nhập về, chị đã nắm được về cơ bản cách thức kết cấu, chỉ trừ kĩ thuật lồng cước mắt xích mối chổi. Làm sao nắm bắt và làm chủ kĩ thuật này là nỗi trăn trở thường trực ở chị. Trong một lần trò chuyện và quan sát người bạn làm nghề may thêu, chị nảy ra sáng kiến ứng dụng cách lồng chỉ thêu để lồng cước mối chổi. Được hướng dẫn thành thục, chị áp dụng vào khâu đoạn cuối cùng và hoàn chỉnh sản phẩm.

Sáng kiến của chị nhanh chóng được phổ biến, hội viên người mù thị xã đã tự làm được chổi đem bán mang lại nguồn thu đáng kể. Năm 2000, chị được mời hướng dẫn kĩ thuật làm chổi cho các lớp dạy nghề trong toàn tỉnh.

Chị kể những lúc bán chổi và tăm tre trên phố, nhiều người thương tình giúp chị cơm nguội, thức ăn. Ai giúp chị cũng nhận, phần dùng không hết và không dùng được chị mang về cho người hàng xóm nuôi lợn. Nhưng số thừa vẫn rất nhiều, bỏ đi thì chị thấy tiếc vì nó quá lãng phí. Được bạn bè gợi ý giúp đỡ, chị mạnh dạn mua chịu một lợn nái và đôi lợn bột về nuôi. Thời gian sau thấy giá lợn giống thấp chị đánh bạo nhập về thêm 1,2 đàn nữa.

Chẳng mấy chốc chị đã có trong tay trên 20 đầu lợn. Tôi hỏi: “Trong lúc gia cảnh khó khăn, bắt nhiều lợn về nuôi chị có lo không?”. Chị cười: “Ngày đó cơm còn lo từng bữa, chuồng trại tuềnh toàng, thường xuyên phải xin Hội ứng trước tiền công bán hàng để đong gạo.

Nhưng thấy nguồn thực phẩm thừa xin được mỗi ngày cũng “ổn định”, vả lại toàn bộ số lợn mua bạn bè đều cho chịu, bao giờ xuất chuồng thì đưa lại cho họ. Lúc ấy mọi người đều động viên gia đình cứ mạnh dạn phát triển chăn nuôi. Chuồng trại do anh và bọn trẻ gom nhặt gạch vụn, bạt rách về quây quýt tạm bợ, chứa không hết chị thả ngoài vườn”.

Thế nhưng không biết do chị “mát tay” hay lợn nhà khó cũng biết thương chủ mà chỉ sau ba tháng con nào con nấy đều đều 25, 30 cân. Được giá chị cho xuất chuồng trang trải nợ nần.

Từ số vốn để ra ban đầu cộng với hai triệu đồng vay quỹ Hội, chị tiếp tục phát triển đàn lợn. Có thời điểm đàn lợn nhà chị lên tới trên 50 con. Ngoài tận dụng thực phẩm giúp đỡ từ bà con, chị đã chủ động được nguồn thức ăn cho đàn lợn. Nhìn những con lợn béo mượt ganh ăn kêu ầm ĩ, tôi không khỏi mừng cho chị.

Chị tâm sự: “Nhờ sự giúp đỡ của Hội và bà con khối phố gia đình tôi vượt qua nghèo khó, xây được nhà mái bằng, các con được học hành đầy đủ. Con trai cả giờ đã là một sĩ quan công tác ở Quân đoàn 2, cháu thứ hai Đào Thị Nhiên vừa mới tốt nghiệp Trung cấp Xăng dầu. Cháu út Đào Văn Hiến hiện là sinh viên công nghệ thông tin Đại học Bách khoa Hà Nội”.

Vượt lên tật bệnh éo le và cảnh ngộ khó khăn tạo lập hạnh phúc, chị Thành xứng đáng là tấm gương sáng cho không chỉ riêng chị em phụ nữ.


Có thể bạn quan tâm

Hơn 4 Triệu Gà Đồi Cho Thị Trường Hà Nội Dịp Tết Hơn 4 Triệu Gà Đồi Cho Thị Trường Hà Nội Dịp Tết

Người nuôi gà đồi Yên Thế, Bắc Giang đã chuẩn bị hơn 4 triệu con gà sạch để cung ứng cho thị trường Hà Nội trong dịp Tết Nguyên đán.

13/01/2014
Thấp Thỏm Lo Gà Nhập Lậu Lấn Át Gà Nội Thấp Thỏm Lo Gà Nhập Lậu Lấn Át Gà Nội

Thời điểm này, người chăn nuôi trên địa bàn thành phố Hải Phòng sẵn sàng chuẩn bị cho thị trường Tết Nguyên đán sắp tới và hồi hộp chờ giá cả. Tuy nhiên, điều các hộ chăn nuôi lo lắng nhất là gà nhập lậu liệu có ồ ạt phân phối ngoài thị trường.

13/01/2014
Chuyện Nuôi Thủy Sản Ở Bản Ven Biên Chuyện Nuôi Thủy Sản Ở Bản Ven Biên

Câu chuyện về những con cá ở hồ Tân Quang nặng tới 30 kg mà người dân ở vùng biên giới xã Trịnh Tường (Bát Xát - Lào Cai) bắt được vẫn còn được người già trong bản truyền tai nhau.

14/01/2014
Ngư Dân Không Mặn Mà Với Bảo Hiểm Nghề Cá Ngư Dân Không Mặn Mà Với Bảo Hiểm Nghề Cá

Nếu như lâu nay, bảo hiểm đối với ô tô, xe máy cũng như các phương tiện vận tải đường bộ khác đều đã áp dụng chính sách bảo hiểm bắt buộc thì bảo hiểm trên lĩch vực nghề cá đang bị xem nhẹ. Ngư dân không mấy mặn mà dù cho những rủi ro trên biển thường xuyên xảy ra...

14/01/2014
“Mở Đường” Cho Con Cá Tra “Mở Đường” Cho Con Cá Tra

Do đó, việc cần phải có nhiều giải pháp để giữ chân được khách hàng truyền thống, đồng thời mở rộng kênh tiêu thụ ra các thị trường mới, tiềm năng… đang được ngành chức năng, chuyên gia, doanh nghiệp quan tâm.

14/01/2014