Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lãi hàng tỉ đồng/năm nhờ áp dụng kỹ thuật thâm canh sầu riêng

Lãi hàng tỉ đồng/năm nhờ áp dụng kỹ thuật thâm canh sầu riêng
Ngày đăng: 01/10/2015

Sầu riêng Ri 6, đặc sản Cai Lậy.

Điển hình như mô hình xử lý cho sầu riêng ra trái mùa nghịch của nông dân Cao Minh Hoàng, cư ngụ tại xã Long Trung, huyện Cai Lậy.

Anh Hoàng cho biết, gia đình anh có thửa vườn rộng 1 ha. Đất này, trước kia trồng tạp nham đủ loại, giá trị kinh tế không cao lại nằm trong vùng ngập lũ nên thường xuyên bị thiên tai gây hại, đời sống bấp bênh.

Từ khi Nhà nước khuyến khích chuyển đổi sản xuất theo hướng "chung sống với lũ", anh Hoàng mạnh dạn đầu tư cải tạo 1 ha đất vườn sang trồng chuyên canh sầu riêng giống Ri 6 và Mong Thong.

Đất phù sa màu mỡ, anh Hoàng chăm sóc đúng kỹ thuật nên vườn cây rất sung mãn.

Hiện sầu riêng trong vườn đã đạt 8 năm tuổi và cho thu hoạch với năng suất ổn định từ 20 đến 22 tấn quả/năm.

Để tránh tình trạng "được mùa mất giá", Hoàng tìm hiểu và áp dụng kỹ thuật xử lý cho trái vào mùa nghịch.

Theo anh Hoàng, liên tiếp trong 3 năm qua anh đều xử lý sầu riêng cho trái mùa nghịch thành công cả trên hai phương diện: Sản lượng và giá cả.

Để xử lý cây sầu riêng cho trái mùa nghịch thành công, theo anh cần chú ý các yếu tố quan trọng:

Bón nhiều phân hữu cơ để bộ rễ mạnh khỏe, trồng thưa, thường xuyên thăm vườn thời điểm sáng sớm để phát hiện và xử lý kịp thời dầu hiệu cây mắc bệnh, khi cây ra đủ 3 đợt đọt non mới tiến hành xử lý.

Ngoài ra, cần phòng bệnh xì mủ cây sầu riêng bằng phương pháp tiêm thuốc vào thân cây, đồng thời coi trọng việc phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Nói về hiệu quả kinh tế, anh Hoàng phấn khởi cho biết, nếu sầu riêng thu hoạch chính vụ nhà vườn chỉ bán được tối đa 30.000 đ/kg, thì sầu riêng nghịch vụ của anh bán được 60.000 đ/kg.

Trong năm vừa qua, với sản lượng thu hoạch vào mùa nghịch 22 tấn quả, anh Hoàng thu được khoảng 1,2 tỉ đồng. Sau khi trừ chi phí, anh còn lãi ròng trên 1 tỉ đồng. Kinh tế gia đình anh đã trở nên sung túc.


Có thể bạn quan tâm

Tái Cơ Cấu Ngành Thủy Sản Tiến Lên Hiện Đại Hóa Tái Cơ Cấu Ngành Thủy Sản Tiến Lên Hiện Đại Hóa

Từ chỗ toàn ngành chỉ XK được 11 triệu USD, không đủ cho việc nhập vật tư thiết bị cho SX trong nước, đến nay đã XK khoảng 6,5 tỷ USD; từ chỗ cả ngành nuôi trồng và khai thác thủy sản chỉ cung cấp được 600.000 tấn thủy hải sản cho nhu cầu tiêu dùng nội địa, đến nay đã SX trên 3 triệu tấn.

18/07/2014
Thừa Thiên Huế Nuôi Trồng Thủy Sản Xen Ghép Lãi Cao Thừa Thiên Huế Nuôi Trồng Thủy Sản Xen Ghép Lãi Cao

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông lâm ngư (KNLN) Thừa Thiên Huế Bùi Thị Hải Yến cho biết, gần đây đơn vị thực hiện nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản xen ghép mang lại hiệu quả khả quan. Mô hình nuôi tôm sú-rong câu trong ao nước lợ thực hiện thí điểm trong năm 2014 mang lại kết quả như mong đợi. Ưu điểm của mô hình là giãn khoảng cách vụ nuôi, tác động tương hỗ giữa thực vật (rong biển) và động vật (tôm) đến môi trường, hạn chế tối đa dịch bệnh và mang lại lợi nhuận cao.

05/12/2014
Khuyến Cáo Hàng Việt Nam Xuất Sang Mexico Khuyến Cáo Hàng Việt Nam Xuất Sang Mexico

Theo thông báo của Tổng cục Quản lý Vệ sinh, An toàn và Chất lượng Thực phẩm quốc gia (SENASICA) Mexico, kể từ ngày 29/7, hàng hóa của các nước có nguồn gốc động vật, thực vật và thủy sản, nhập khẩu vào Mexico phải tuân theo quy định mới về kiểm dịch.

18/07/2014
Tổ Yến Nhập Khẩu Đang Chiếm Lĩnh Thị Trường Tổ Yến Nhập Khẩu Đang Chiếm Lĩnh Thị Trường

Những người nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh đang đau đầu vì sản phẩm của mình phải cạnh tranh với tổ yến nhập khẩu. Hiện chưa có đánh giá cụ thể nào về tỷ lệ tổ yến nhập khẩu đang được bày bán trên thị trường nhưng điều nhìn thấy rõ nhất là giá tổ yến trong nước đã giảm gần 50%.

18/07/2014
Hiệu Quả Mô Hình Tôm Lúa Ven Cửa Sông Tiền Hiệu Quả Mô Hình Tôm Lúa Ven Cửa Sông Tiền

Để phát huy tốt tiềm năng đất đai - lao động, Tiền Giang đã định hình được vùng sản xuất theo mô hình tôm + lúa trên đất nhiễm mặn Phú Tân (huyện Tân Phú Đông, Tiền Giang) nằm ven cửa Tiểu của hệ sông Tiền, qui mô 560 ha. Đây là mô hình mới, phù hợp với đặc thù vùng đất thường xuyên bị hạn hán, xâm nhập mặn mỗi năm từ 6 tháng đến 8 tháng, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho bà con.

05/12/2014