Người Nuôi Và Phát Triển Giống Gà Quý

Đó là anh Hoàng Văn Len ở thôn Bản Tẳng, xã Bằng Khánh, huyện Lộc Bình với mô hình nuôi gà 6 cựa cho hiệu quả kinh tế cao không chỉ giúp gia đình anh thoát nghèo mà còn mở ra hướng chăn nuôi mới cho người dân nơi đây.
Sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần nông nghèo, lại đông anh em nên việc đèn sách bị dang dở. Năm 1997, anh lập gia đình, ra ở riêng chỉ với 2 sào ruộng một vụ được bố mẹ chia cho. Cuộc sống vốn khó khăn nay lại càng khó khăn hơn khi cậu con trai đầu lòng ra đời. Vợ chồng anh phải đi làm thuê kiếm sống nhưng anh vẫn canh cánh trong lòng tìm cách để thoát nghèo. Với đức tính cần cù, anh luôn tìm tòi và học hỏi các cách làm ăn mới ở nhiều nơi về áp dụng những mong cho gia đình thoát được cái nghèo.
Nhưng vì thiếu vốn đầu tư, cũng như các mô hình đó không hợp với điều kiện thổ nhưỡng và điều kiện gia đình nên hiệu quả kinh tế không cao. Đúng lúc tưởng chừng như nản trí thì anh lại nghe nói ở xã Mẫu Sơn có giống gà quý nên đã quyết định khăn gói lặn lội đi tìm mua giống về nuôi.
Trải qua bao vất vả cuối cúng anh đã mua được một con gà trống(lúc đó mời gần 1kg) với giá bằng 5 con ngan trưởng thành về nhân giống. Anh đem con gà trống vừa mua được về lai với giống gà nhà và đã cho kết quả ngoài mong đợi. Lứa ấp đầu tiên với 12 quả trứng nở 100%, anh có được 6 con gà có nhiều cựa như gà bố. Cầm những con gà con trên tay, anh sung sướng vì đã tìm ra hướng thoát nghèo cho gia đình.
Đầu tiên chỉ với một con gà 6 cựa, đến nay gia đình anh đã đàn gà 6 cựa lên tới hàng trăm con, đem lại nguồn lợi hàng chục triệu đồng mỗi năm về cho gia đình anh. Nhưng anh không dừng lại ở đó mà vẫn tiếp tục nhân giống, với những con gà mái có 6 cựa thì anh để lại làm giống, còn những con trống anh đem bán cho những nhà hàng tại khu du lịch Mẫu Sơn với giá từ 150 – 200 nghìn đồng/kg. Tuy giá rất đắt, nhưng nhiều người tìm mua nên gà nuôi bao nhiêu cũng không không đủ bán nên anh tính sẽ tiếp tục mở rộng chuồng trại của mình trong năm tới.
Anh Len cho biết, giống gà 6 cựa rất dễ nuôi, sau 6 – 7 tháng đạt trọng lượng 2,5 – 3 kg/con, thịt săn chắc, thơm ngon nên rất được ưa chuộng. Đặc biệt gà ít bị bệnh, ngay cả thời điểm dịch cúm gia cầm bùng phát thì giống gà này vẫn phát triển bình thường.Giờ đây, trong căn nhà khang trang với đầy đủ tiện nghi, anh có thể tự hào với thành quả lao động từ chính đôi tay của mình.
Không chỉ làm giàu cho bản thân mà anh còn cho bà con vay giống về nuôi. Đến nay ở xã Bằng Khánh đã có nhiều hộ gia đình đã học theo cách làm ăn của anh Len chuyển dần sang nuôi gà 6 cựa. Với mô hình nuôi gà 6 cựa của mình anh Len đã mở ra hướng chăn nuôi mới cho nhân dân ở xã Bằng Khánh.
Có thể bạn quan tâm

Trung tâm Khuyến nông quốc gia đang phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Dũng (Bắc Giang) triển khai mô hình “Nuôi gà sinh sản an toàn sinh học” tại xã Tư Mại, Tiến Dũng và Cảnh Thụy, quy mô gần 4 nghìn con gà Ai Cập.

Sống ở vùng quê thuần nông, nếu chỉ dựa vào mấy sào ruộng thì khó mà khá lên được, nên ông Lê Xuân Quang, ở thôn Thọ Lộc 2, xã Nhơn Thọ (thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) đã mở gia trại chăn nuôi, chủ yếu là nuôi heo.

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1695/QĐ-UBND, ngày 31-7-2015 phê duyệt Quy hoạch đồng cỏ và vùng chăn nuôi gia súc có sừng tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Đó là nông dân Lê Thành Đôn (sinh năm 1970), ngụ ấp Hưng Thạnh, xã Châu Hưng (Bình Đại - Bến Tre). Anh Đôn được tuyên dương, báo cáo điển hình là nông dân sản xuất giỏi năm 2014.

Để kiểm soát và phân biệt được giống sâm Ngọc Linh, góp phần nâng cao năng suất chất lượng trong sản xuất giống và yêu cầu quản lý nguồn giống sâm Ngọc Linh trên địa bàn, tỉnh Kon Tum phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc (thuộc Viện Dược liệu Bộ Y tế) nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn cây giống sâm Ngọc Linh.