Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đồng Bằng Sông Cửu Long Phấn Đấu Đạt 2,55 Tỷ USD Kim Ngạch Xuất Khẩu Tôm

Đồng Bằng Sông Cửu Long Phấn Đấu Đạt 2,55 Tỷ USD Kim Ngạch Xuất Khẩu Tôm
Ngày đăng: 10/03/2014

Theo Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, năm nay, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long phấn đấu nâng giá trị tôm xuất khẩu, chủ yếu là tôm sú lên 2,55 tỷ USD, tăng 50 triệu USD so với năm trước đó, trong đó tỉnh Cà Mau dẫn đầu toàn vùng với chỉ tiêu xuất khẩu 1,1 tỷ USD.

Để hoàn thành chỉ tiêu trên, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đưa 596.000ha mặt nước vào nuôi tôm, trong đó có 580.000ha mặt nước nuôi tôm sú. Diện tích còn lại nuôi tôm chân trắng, tôm càng xanh. Vùng nuôi trọng điểm là các tỉnh ven biển gồm Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng và Trà Vinh với diện tích 478.000ha. Các tỉnh này phấn đấu đạt sản lượng 381.000 tấn; trong đó tôm sú đạt khoảng 300.000 tấn, tôm thẻ chân trắng đạt khoảng 78.000 tấn.

Nhằm hạn chế tình trạng tôm nhiễm bệnh chết hàng loạt, các tỉnh củng cố hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi thủy sản, tăng cường kiểm soát chất thải, siết chặt việc quản lý, kiểm soát con giống và hạn chế việc nhập tôm giống kém chất lượng vào nuôi.

Bên cạnh đó, các tỉnh cũng chuyển một phần diện tích nuôi công nghiệp sang nuôi theo hình thức bán thâm canh hoặc thâm canh cải tiến tại những địa phương nuôi tập trung nhưng không đủ nguồn nước sạch.

Ngoài ra, các tỉnh cũng phổ biến rộng rãi đến người nuôi biện pháp không sử dụng hóa chất cấm diệt cá tạp hoặc chất có nguồn gốc là thuốc bảo vệ thực vật để xử lý môi trường nước, vì đó là những chất độc gây chết tôm, không tan trong nước, không bị phân hủy bởi ánh sáng Mặt Trời.

Đồng thời, các tỉnh cũng tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc thú y thủy sản, thức ăn, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi thủy sản nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn việc sử dụng các chất cấm nuôi thủy sản tại địa phương.

Riêng tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre và Kiên Giang cho nông dân vay thêm trên 500 tỷ đồng vốn cải tạo ao, vuông trôm, mua con giống, thức ăn thủy sản. Thành phố Cần Thơ, tỉnh Bến Tre và Hậu Giang đưa thêm 65 trại giống tôm càng xanh vào sản xuất, cung ứng thêm từ 800 đến 900 triệu con giống cho người nuôi.

Năm 2013, Đồng bằng sông Cửu Long đã đưa trên 588.000ha mặt nước vào nuôi tôm. Sản lượng toàn vùng đạt gần 380.000 tấn, chiếm 92% diện tích và 79,8% sản lượng tôm nuôi cả nước, đạt kim ngạch xuất khẩu 2,5 tỷ USD. Riêng hai tháng đầu năm nay, toàn vùng xuất khẩu tôm đạt giá trị hơn 430 triệu USD.


Có thể bạn quan tâm

Mãng cầu không hạt được ưa chuộng Mãng cầu không hạt được ưa chuộng

Một số nhà vườn ở huyện Định Quán (Đồng Nai) đã trồng thành công giống mãng cầu (miền Bắc gọi là quả na) không hạt.

06/07/2015
Lại phá sen trồng lúa Lại phá sen trồng lúa

Do giá sen xuống thấp, đầu ra bấp bênh nên HTX sen Gò Tháp (huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) vừa giải thể.

06/07/2015
Hoa cúc tăng giá mạnh, nông dân Đà Lạt trúng lớn Hoa cúc tăng giá mạnh, nông dân Đà Lạt trúng lớn

Trong vòng hai tuần qua, giá hoa cúc bán tại vườn ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đã tăng đột biến, cao nhất trong năm tháng qua. Nhà vườn khẳng định với giá bán hiện tại mỗi sào cúc trừ mọi chi phí thu về không dưới 70 triệu đồng tiền lãi.

06/07/2015
Quyết tâm giữ vững danh hiệu Quyết tâm giữ vững danh hiệu

Cuối năm 2013, thị xã Ngã Bảy long trọng tổ chức lễ công bố xã Đại Thành hoàn thành 19/19 tiêu chí nông thôn mới (NTM) và cũng là xã đầu tiên về đích của tỉnh và vùng ĐBSCL. Không dừng lại ở đây, thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền và người dân nơi đây tiếp tục củng cố, nâng chất các tiêu chí, quyết tâm giữ vững danh hiệu NTM.

06/07/2015
Thành tựu nông thôn mới Thành tựu nông thôn mới

Diện mạo nông thôn khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng phát triển,... là những thành tựu quan trọng và dễ nhận thấy của thành phố Vị Thanh sau gần 5 năm (2011-2015) xây dựng nông thôn mới (NTM).

06/07/2015