Người nuôi tôm điêu đứng vì dịch bệnh
Ông Hồ Văn Hỗ thả nuôi 3ha, kinh phí đầu từ gần 1 tỷ đồng, đang thua lỗ nặng. Ông Hỗ nói: Hôm trước, cho ăn vẫn thấy tôm khỏe mạnh như thường, thế mà hôm nay, tôm chết nổi đầy ao. Chưa khi nào, tôm nuôi chết hàng loạt và nhanh như vụ này. Vụ 1 vừa qua, do mưa trái mùa, năng suất tôm nuôi không bằng mọi năm. Vụ 2 này coi như mất cả chì lẫn chài.
Cũng theo ông Hỗ, thấy tôm chết nhiều quá, bà con điện báo đề nghị thú y thủy sản xuống kiểm tra. Thú y đã lấy mẫu nước, mẫu tôm về xét nghiệm. Nhiều khả năng tôm bị nhiễm khuẩnVibrio, gây hoại tử gan. Theo kinh nghiệm của bà con, tôm bị nhiễm khuẩn rất có thể do thời tiết nắng nóng kéo dài.
Ông Mai Phước Chín, người thả nuôi 2,5 ha nhẩm tính: Vụ 2 này, bà con nuôi tôm ở Trường Định chúng tôi thất thu trên 3 tỷ đồng.
Ông Ngô Văn Xuân cho biết theo cơ quan thú y, tôm ở Trường Định bị nhiễm Vibrio (SPT) dẫn đến chết hàng loạt. Nguyên nhân do nắng nóng kéo dài và việc xử lý ao nuôi sau vụ 1 không chu đáo. Loại dịch bệnh này không nằm trong danh mục phải công bố, nên thú y thủy sản chỉ thông báo đến người nuôi và khuyến cáo về cách xử lý. Ông Xuân lo lắng cho biết: Hiện nay, do thất thu về tôm, nhiều hộ nông dân ăn ngủ không yên chỉ vì nợ ngân hàng đến kỳ trả mà không xoay đâu ra tiền.
Có thể bạn quan tâm
Khi áp lực về việc làm tăng cao, cùng với các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm phát sinh khó kiểm soát, các hộ dân của xã Thái Bảo, huyện Gia Bình đã đưa con dế vào nuôi thử nghiệm, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra cơ hội mới trong phát triển kinh tế của nông dân.
Ông Trần Lâm Sinh, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Đồng Nai cho biết, tính đến thời điểm này, toàn tỉnh Đồng Nai đã phát hiện ra gần 800 héc ta bắp không hạt, tập trung chủ yếu ở các huyện: Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Long Thành và TX. Long Khánh với mức độ thiệt hại từ 30 - 60%.
Toàn tỉnh Cà Mau hiện có trên 1.200 hộ dân phát triển nghề đặt trúm truyền thống. Đây là nghề ra đời và tồn tại hàng trăm năm nay.
Ruộng đồng khô hạn kéo dài và chuột cắn lúa non trên diện rộng khiến nhiều nông dân tại miền Trung bỏ lúa trồng các loại hoa màu chịu hạn để mong có cái ăn, cái mặc. Cùng lúc, nông dân Trần Văn Cạn, thôn Nam Phù, xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế có cách diệt chuột độc đáo đang được nhân rộng.
Anh Trần Quốc Việt, cư ngụ tại ấp Long Hải, thị trấn Phước Long, huyện Phước Long (Bạc Liêu) là người thành công với mô hình đa canh, đa con kết hợp khép kín với quy mô diện tích gần 05 ha. Nhờ biết tận dụng diện tích đất sẵn có và vận dụng sáng tạo những kiến thức, kinh nghiệm tích lũy trong nhiều năm nên anh đã thực hiện mô hình sản xuất tổng hợp: 02 vụ tôm sú kết hợp 01 vụ cua, cá rô phi; 01 vụ lúa kết hợp với tôm càng xanh; nuôi cá sấu, cá bống tượng, mỗi năm thu nhập từ 500 - 800 triệu đồng.