Người Nuôi Cá Tra Mất Khả Năng Tái Sản Xuất
Giá cá tra nguyên liệu tại Vĩnh Long từ 23.000-23.500 đồng/kg, trong khi giá thành sản xuất 23.000-24.000 đồng/kg.
Theo Bộ NN-PTNT, sản lượng cá tra 11 tháng đầu năm ước đạt 852.000 tấn, tương ứng với diện tích nuôi thả khoảng 5.800 ha.
Theo báo cáo của các Sở NN&PTNT thuộc đồng bằng sông Cửu Long, một số tỉnh có diện tích và sản lượng cá tra lớn trong vùng như sau: Bến Tre (diện tích 700 ha, sản lượng 148.600 tấn), Cần Thơ (diện tích 836 ha, sản lượng 117.150 tấn), Vĩnh Long (diện tích 423 ha, sản lượng 91.844 tấn).
Tại Vĩnh Long, giá cá tra nguyên liệu ổn định so với tháng trước, dao động từ 23.000-23.500 đồng/kg, trong khi giá thành sản xuất 23.000-24.000 đồng/kg, người nuôi vẫn chưa có lời, sản xuất không phát triển, nhiều ao tiếp tục bị treo; Người nuôi không có khả năng tái sản xuất do thua lỗ kéo dài.
Còn theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu cá tra sang Mỹ đã sụt giảm trong 4 tháng liên tiếp trở lại đây. Tăng trưởng xuất khẩu cá tra sang Mỹ trong 9 tháng đầu năm nay chỉ đạt 2,2% với giá trị 289,03 triệu USD. Theo nhận định của doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sụt giảm nguyên nhân một phần là do mức thuế chống bán phá giá sơ bộ trong kỳ POR9 vừa qua tăng cao.giá phile cá da trơn đông lạnh nội địa lại có xu hướng tăng kể từ tháng 9 đến nay.
Nhưng sản phẩm phile cá da trơn đông lạnh nội địa Mỹ cỡ 5 – 7 oz có giá 3,725 USD/pao trong tháng 9 và tăng lên 3,9 USD/pao trong tháng 10 và 11. Các doanh nghiệp nhận định, giá cá da trơn nội địa tại Mỹ tăng là do nguồn cung của sản phẩm này không còn nhiều trong khi nguồn cung cá tra tại thị trường Mỹ hiện đang dồi dào, tiêu thụ chậm, giá không tăng.
Trong 9 tháng đầu năm nay, Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá tra Việt Nam nhưng tháng 10 và 10 tháng đầu năm EU sẽ soán ngôi vị này của Mỹ vì xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường này đang có xu hướng tăng trong khi Mỹ lại sụt giảm.
Có thể bạn quan tâm
Nhận thấy thế mạnh từ loại cây ăn quả này, xã Đồng Liên đang từng bước tạo điều kiện để người dân mở rộng diện tích trồng cây, đồng thời đề nghị với Sở Khoa học - Công nghệ giúp đỡ phát triển thương hiệu táo Xuân 21 trên địa bàn. Trước mắt, cây táo Xuân 21 sẽ là một trong những thế mạnh để xã Đồng Liên thực hiện Đề án phát triển sản xuất theo Chương trình xây dựng nông thôn mới.
Về xã Tân Bình (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) dịp này, ngoài gạo sạch còn nghe người dân bàn chuyện làm bưởi sạch. Làm bưởi sạch có 4 điểm lợi cùng lúc: giảm được nhiều chi phí mua thuốc trừ sâu, giảm công phun xịt, bớt ô nhiễm môi trường và người tiêu dùng yên tâm.
Chúng tôi đến 3 cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) tại phường 3, TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp) hỏi mua thuốc ngâm cho trái cây mau chín thì có 2 cửa hàng giới thiệu sản phẩm và quả quyết trái sống, non cỡ nào mang đi ngâm thuốc thì 1 - 2 ngày sau trái cũng sẽ chín.
Cây bưởi Diễn dễ trồng, dễ chăm sóc, được thị trường ưa chuộng, đầu ra ổn định, cho hiệu quả kinh tế cao từ 250 - 300 triệu đồng/ha. Do đó, từ những hộ dân trồng manh mún ban đầu, đến nay, xóm Đại Đồng (xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình) đã có khoảng 60 hộ trồng bưởi Diễn với tổng diện tích trên 30 ha.
Thăm vườn đu đủ Long An ruột vàng của gia đình nông dân Dương Trường Sơn (39 tuổi), ở thôn 4, xã Tân Phúc (Hàm Tân - Bình Thuận), chúng tôi ghi nhận cách làm mới anh đang áp dụng trên vùng đất còn nhiều khó khăn. Để có vườn đu đủ xanh tốt, cho trái nhiều như hiện nay, anh Sơn trải qua bao vất vả khổ cực.