Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Nông Dân Thành Công Với Mô Hình Dưa Chuột Bao Tử

Người Nông Dân Thành Công Với Mô Hình Dưa Chuột Bao Tử
Ngày đăng: 27/12/2014

Với năng suất trung bình 80 kg quả/ngày, dự kiến vụ dưa năm nay, gia đình anh Cảnh thu khoảng 5 tấn dưa chuột bao tử, mang lại thu nhập khoảng 35 triệu đồng.

Vào mùa khô, hầu hết những chân ruộng 1 vụ ở Cuối Hạ (Kim Bôi - Hòa Bình) đều bỏ hoang. Người lao động trong xã rủ nhau về các thành phố tìm việc làm thuê trong lúc nông nhàn. Tuy nhiên, vụ đông năm nay, nhiều nông dân ở đây đã biến những mảnh ruộng hoang khô cằn trở nên màu mỡ và sinh lời. Một trong những người tiên phong trong hoạt động ấy là anh Quách Văn Cảnh, xóm Má, xã Cuối Hạ (Kim Bôi) với mô hình trồng dưa bao tử.
Đến xóm Má, xã Cuối Hạ những ngày này rất khó để gặp anh Cảnh ở nhà, đang vào vụ thu hoạch nên gần như cả ngày anh bận rộn ngoài ruộng dưa. Chia sẻ về giống cây trồng mới, anh Cảnh cho biết: Dưa chuột bao tử cho thu liên tục trong vòng 60 ngày nếu chăm sóc cây tốt.
Đối với một quả dưa bao từ đạt loại 1 chỉ khoảng 3 ngày tuổi, vì thế, ngày nào cũng phải thu hoạch nếu không quả to quá sẽ không được giá. Ngoài ra, trong giai đoạn thu hoạch, cây cần đảm bảo lượng nước tưới và phân bón đầy đủ nếu không sẽ rất nhanh ruỗng dây, không đảm bảo năng suất theo kế hoạch.
Cũng giống như nhiều hộ gia đình ở Cuối Hạ, trước đây, vào những tháng cuối năm, anh Cảnh thường về các thành phố lớn tìm việc làm thêm hoặc làm thuê cho các mỏ than đang hoạt động tại địa bàn xã. Tuy nhiên, công việc vất vả lại thường xuyên phải xa nhà, không có điều kiện chăm lo cho gia đình nên 2 năm nay, anh Cảnh quyết định không đi làm thuê nữa mà gắn bó với công việc đồng áng ở nhà.
Tận dụng đất vườn gia đình, anh học nghề ươm keo giống và triển khai thí điểm làm thử. Nhờ tích cực học hỏi, chăm chỉ chịu khó, đến nay, gia đình anh đã nắm bắt được kỹ thuật và bắt đầu ươm keo giống bán ra thị trường. Đến nay, trung bình mỗi năm anh ươm khoảng 30 vạn keo giống.
Không dừng lại ở đó, trong quá trình mày mò học kỹ thuật ươm keo giống, anh được Trạm KNKL Khuyến nông, khuyến lâm huyện Kim Bôi giới thiệu về mô hình trồng dưa chuột bao tử. Nhận thấy đây là một cơ hội quan trọng có thể tận dụng được những chân ruộng 1 vụ bỏ không vào vụ đông, anh Cảnh đăng ký tham gia luôn.
Sau khi được tập huấn, anh mượn 4 sào đất ruộng 1 vụ của các hộ dân bỏ hoang trong xóm đầu tư xuống giống trồng dưa chuột bao tử. Không chỉ tự mình tham gia, anh Cảnh cũng vận động bà con trong xóm cùng tham gia trồng thử nghiệm giống cây mới. Nhờ chịu khó áp dụng đúng quy trình kỹ thuật đã được tập huấn, hiện nay ruộng dưa nhà anh Cảnh đã cho thu hoạch.
Anh Cảnh cho biết: Hiện nay, mỗi ngày, gia đình tôi thu khoảng 80 kg quả. Giá bán trung bình tại vườn là 7.000 đồng/ kg, thu liên tục trong 2 tháng. Đặc biệt, vì là loại ngắn ngày nên 1 vụ đông có thể xuống giống và làm được 2 vụ dưa bao tử. Dưa chuột Nhật có ưu điểm là cây giống khỏe, dễ chăm sóc, tuy nhiên cần chú ý đặc biệt bệnh vàng lá. Chính vì vậy, khi tham gia mô hình này đòi hỏi người nông dân phải chăm chỉ, chịu khó áp dụng đúng quy trình hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.
Từ những thành công bước đầu của gia đình anh Cảnh, hiện nay, trên địa bàn xã Cuối Hạ, Bắc Sơn, Đông Bắc, dưa chuột bao tử cũng đang được nhiều hộ gia đình triển khai trồng thử. Với việc chịu khó áp dụng đúng quy trình kỹ thuật sản xuất, giống được hỗ trợ, sản phẩm được bao tiêu tại vườn, dưa chuột bao tử đang là một trong những cây trồng hiệu quả trong sản xuất vụ đông tại huyện Kim Bôi.


Có thể bạn quan tâm

Cho Thầu Nuôi Thủy Sản Được Cá, Thiệt Lúa Cho Thầu Nuôi Thủy Sản Được Cá, Thiệt Lúa

Cánh đồng cấy lúa, trồng màu thôn Hòa An, xã Hợp Đức (Tân Yên) rộng hơn 1 ha động mưa là ngập. Chị Nguyễn Thị Trường, người dân trong thôn cho biết: “Trước đây, tiêu nước cho cánh đồng là cả vùng trũng rộng. Thế nhưng từ năm 2008, lưu vực này được giao cho người dân thầu ao nuôi cá nên chỉ còn một rãnh nhỏ thoát nước. Cống tiêu lại đặt ở vị trí ngang bằng với mực nước trong ao nên mỗi khi mưa xuống nước ứ đọng, dềnh vào ruộng. Từ đó đến nay, các hộ chỉ cấy ăn chắc vụ lúa xuân còn lúa mùa thì phụ thuộc vào thời tiết”.

03/12/2014
Diện Tích Mặt Nước Nuôi Thủy Sản Lồng Bè Không Quá 5.000m2 Diện Tích Mặt Nước Nuôi Thủy Sản Lồng Bè Không Quá 5.000m2

Cũng theo quy định này, các trường hợp sử dụng không đúng mục đích, 24 tháng liền không sử dụng mặt nước để nuôi thủy sản lồng bè, nuôi nhuyễn thể 2 mảnh vỏ; không thực hiện nghĩa vụ tài chính về thuê mặt nước; không thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm... sẽ bị thu hồi mặt nước đã giao.

10/07/2014
Kit Elisa Kiểm Soát Dư Lượng Kháng Sinh Kit Elisa Kiểm Soát Dư Lượng Kháng Sinh

Chỉ mất 30 phút, người sử dụng có thể phát hiện thịt, cá có nhiễm dư lượng kháng sinh (DLKS) hay không nhờ bộ kit Elisa. Đây là kết quả nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu triển khai - Khu công nghệ cao TPHCM.

10/07/2014
Xuất Khẩu Đồ Gỗ Tăng Mạnh Xuất Khẩu Đồ Gỗ Tăng Mạnh

Nhân kỷ niệm 55 Ngày truyền thống ngành Lâm nghiệp (28/11/1959-28/11/2014), Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cho biết, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ năm nay có khả năng đạt 6,2 tỷ USD, gấp hơn 2 lần so 5 năm trước (năm 2009 đạt 2,8 tỷ USD), độ che phủ rừng đạt 41%.

03/12/2014
Ứng Dụng Tiến Bộ Kỹ Thuật Chăn Nuôi Gia Súc Ứng Dụng Tiến Bộ Kỹ Thuật Chăn Nuôi Gia Súc

Hiện nay, Tiền Giang phát triển chăn nuôi heo theo hướng bền vững thông qua việc chuyển giao cho nông dân những tiến bộ kỹ thuật mới, giúp tăng được hiệu quả kinh tế trong quá trình chăn nuôi, giải quyết được ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm thịt heo thương phẩm trên thị trường.

10/07/2014