Mô Hình Nuôi Lươn Hiệu Quả
Từ các chương trình và dự án về phát triển nghề nuôi thủy sản nước ngọt, Trung tâm Giống thủy sản và Trung tâm Khuyến nông An Giang tổ chức nhiều lớp huấn luyện, xây dựng điểm trình diễn để chuyển giao kỹ thuật ương lươn giống và nuôi lươn thịt. Đây là mô hình giúp nông dân tiếp cận kỹ thuật mới, phát triển kinh tế gia đình.
Anh Hồ Văn Luông, xã Vĩnh Nhuận (Châu Thành): “Sản xuất được lươn giống từ học hỏi kỹ thuật”.
Căn cứ vào quy trình kỹ thuật tập huấn, tôi xây vèo nuôi lươn bố mẹ bằng cao su, rồi chọn lươn bố mẹ tốt cho vào vèo ép trứng. Sau thời gian khoảng 20 ngày thu trứng đem đi ấp vào bể nhỏ, đợi thêm 1 tuần nữa lươn nở (lươn bột), tiếp tục cho lươn bột vào vèo nuôi khoảng 30 ngày thu được lươn giống. Ưu điểm của mô hình là không cần diện tích lớn, có thể tận dụng mặt bằng trước sân nhà. Sản phẩm co thị trường tiêu thụ ổn định, hiệu quả kinh tế cao.
Bản thân là một nông dân chuyên sản xuất lúa, nhưng do diện tích đất nhà ít nên việc sản xuất lúa không đủ chi tiêu sinh hoạt gia đình. Từ khi tham gia học lớp chăn nuôi, sản xuất lươn giống do Hội Nông dân xã tổ chức và được Trung tâm Giống thủy An Giang hướng dẫn kỹ thuật, tôi mạnh dạn đầu tư nuôi lươn giống. Năm 2011, tôi sản xuất được 2.000 con, bán với giá 2.500 đồng/con, sau khi trừ chi phí còn lời khoảng 4 triệu đồng. Năm 2012, tôi sản xuất được trên 30.000 con lươn giống, lợi nhuận khoảng 60 triệu đồng. Hiện tôi đang có trên 1.000 cặp lươn bố mẹ hứa hẹn sẽ đạt hiệu quả cao hơn các năm trước.
Ông Trần Văn Tốt, xã Long An (Tân Châu): “Nuôi lươn thương phẩm cần phải biết kỹ thuật”.
Bắt đầu thực hiện mô hình nuôi lươn hồi đầu năm 2012, với 2 bể nylon, diện tích 8m2 mỗi bể, sau thời gian nuôi 5 tháng rưỡi, tôi lời trên 8 triệu đồng. Trong quá trình nuôi, tôi thực hiện các công đoạn: Xử lý bể thuần dưỡng và bể nước trước khi thả giống; xử lý lươn giống trước khi thả nuôi; thực hiện chế độ thay nước và phòng trị bệnh (thay nước nước từ 1 – 2 lần trong ngày, đảm bảo môi trường nước sạch để hạn chế dịch bệnh phát sinh, nên lươn sinh sống tốt và phát triển nhanh; đồng thời, còn sử dụng men tiêu hóa, các loại vitamin trộn vào thức ăn, tăng cường sức đề kháng và tiêu hoá tốt). Với chi phí 11 triệu đồng, tôi thu hoạch lươn được 19,2 triệu đồng, trừ chi phí còn lời 8,2 triệu đồng.
Thực tế cho thấy, mô hình nuôi lươn thương phẩm phải giữ môi trường nước sạch, vì nước dơ thì lươn sinh trưởng chậm, năng suất thấp. Con giống nên thả nuôi với mật độ khoảng 60 con/m2 để lươn khỏe, mạnh và ít bệnh; chu kỳ nuôi kéo dài khoảng 7 – 8 tháng, thu hoạch mới đạt năng suất cao. Tuy nhiên, nguồn cung cấp con giống vẫn còn lệ thuộc vào việc khai thác thiên nhiên, khi thả nuôi bị hao hụt lớn, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của mô hình.
Bà Nguyễn Thị Thảy (xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú): “Thoát nghèo nhờ được hướng dẫn nuôi lươn thịt”
Được giáo viên hướng dẫn kỹ thuật nuôi, tôi xin đăng ký tham gia xây dựng mô hình, với mong muốn áp dụng kiến thức đã học vào thực tế và có thể vươn lên thoát nghèo thông qua nuôi thủy sản.
Gia đình tôi đã được công nhận là hộ thoát nghèo. Năm 2010, vụ nuôi đầu tiên, sau 7 tháng thu hoạch 98kg, trừ chi phí còn lời 7 triệu đồng. Năm 2011, tôi đầu tư mở rộng thêm 2 bể, thả nuôi 40kg lươn giống, thu 200kg thu lợi nhuận 15 triệu đồng. Năm 2012, tôi thả nuôi 55kg lươn giống, sau 2,5 tháng trọng lượng khoảng 160 gram/con.
Có thể bạn quan tâm
Theo Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Hội thi nông dân nuôi cá tra giỏi lần này là một trong những mục tiêu, giải pháp quan trọng nhằm động viên, khuyến khích người dân ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giúp phong trào nuôi cá tra thế mạnh của vùng ĐBSCL sớm phục hồi trở lại.
Mấy ngày nay, thương lái nhiều nơi “đổ” về Tiền Giang mua heo thịt và heo con với giá khá cao. Người chăn nuôi phấn khởi và sẵn sàng bán khi thương lái có nhu cầu.
Nông dân phường Phú Mỹ, TP. Thủ Dầu Một (Bình Dương) đang tận dụng từng mét đất hàng rào, vườn nhà để trồng lá giang tạo thêm nguồn thu nhập cho kinh tế gia đình.
Năm 2012, huyện Đam Rông được Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng chọn để triển khai Dự án trồng ca cao dưới tán điều. Dự án này, nhằm giúp cho nông dân tiếp cận với cây trồng có giá trị kinh tế cao, góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp và ổn định cuộc sống cho các hộ dân.
Hiện nay, dừa tươi bán rất có giá vì là thứ nước uống an toàn nhất, nên bà con nông dân nhiều nơi muốn trồng khôi phục lại vườn dừa. Nắm được cơ hội này, thương lái từ các tỉnh mang dừa giống bán trôi nổi tận các xóm, ấp trong tỉnh Cà Mau.