Người Mường thu tiền tỷ từ trồng cam
Tới vườn cam của gia đình chị Bùi Thị Hương - người dân tộc Mường ở thôn Vỏ 1, chúng tôi thực sự ấn tượng với những cây cam sai trĩu trịt quả, dự kiến sẽ cho thu hoạch vào đúng dịp Tết Nguyên đán năm nay.
“Gia đình tôi hiện đang có 200 cây cam lòng vàng cho thu quả năm thứ 2, trung bình thu khoảng 3 tạ quả/cây.
Nếu tính giá bán tại gốc là 24.000 đồng/kg như hiện tại thì bình quân mỗi gốc cam cũng cho thu nhập khoảng 700.000 đồng trở lên, còn tới dịp tết chắc chắn giá sẽ còn tăng cao hơn nữa” - chị Hương nói.
Trao đổi thảo luận nhóm để nâng cao tay nghề trồng cam là hoạt động thường xuyên tại xóm Vỏ 1, xã Thu Phong, huyện Cao Phong (Hòa Bình).
Khác với chị Hương, anh Bùi Văn Hoàn - Trưởng thôn Vỏ 1 lại trồng toàn bộ cam Canh với trên 300 gốc.
“Cam Canh của Cao Phong giờ đã có thương hiệu, giá bán trung bình khoảng 45.000 đồng/kg, đắt nhất trong các loại cam được trồng tại Cao Phong hiện nay.
Tuy nhiên, đây là loại cam khó trồng, đòi hỏi kỹ thuật cao hơn trồng cam lòng vàng rất nhiều” - anh Hoàn nói.
Theo anh Hoàn, những năm gần đây cây cam đã làm thay đổi cuộc sống của người dân xóm Vỏ 1, trong đó nhiều gia đình có mức thu nhập từ 200 đến vài trăm triệu đồng/năm, cá biệt có những hộ thu nhập lên tới tiền tỷ, điều mà nông dân xóm Vỏ 1 trước đây không bao giờ dám nghĩ đến.
Đặc biệt, việc có được “bát ăn, bát để” như ngày hôm nay, rất nhiều người đã khởi nghiệp với số vốn ban đầu chỉ 3 triệu đồng.
Số là năm 2009, một nhóm nông dân cùng sở thích trồng cam tại xóm Vỏ 1 đã được thành lập với khoản hỗ trợ 3 triệu đồng/hộ từ Dự án “Nâng cao năng lực các nhóm nông dân sở thích dân tộc ít người tại Hòa Bình và Nghệ An”, được Tổ chức phát triển Nông nghiệp Đan Mạch (ADDA) triển khai cho các thành viên vay vốn xoay vòng mua giống.
Đến nay, cả nhóm đã trồng được gần 4ha cam, tương đương khoảng 2.000 cây cam các loại.
Từ khi thành lập nhóm đến nay, các thành viên đã tham gia 6 lớp tập huấn về kỹ thuật trồng cây có múi tại xóm do ADDA và Hội Nông dân địa phương tổ chức.
Qua đó, các thành viên đều có kiến thức kỹ thuật chuyên sâu về chu kỳ sinh trưởng và phát triển của cây cam; biết sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, đúng thời điểm để đem lại hiệu quả cao mà không ảnh hưởng đến chất lượng cam.
Với việc phát triển trồng cam, nếu như năm 2010 thu nhập trung bình của một hộ ở xóm Vỏ 1 chỉ đạt gần 14,2 triệu đồng/năm, thì đến năm 2014, thu nhập bình quân đã tăng lên 21,6 triệu đồng/người/năm.
Cây cam đã làm thay đổi cuộc sống của người dân xóm Vỏ 1, trong đó nhiều gia đình có mức thu nhập từ 200 đến vài trăm triệu đồng/năm, cá biệt có những hộ thu nhập lên tới tiền tỷ.
Có thể bạn quan tâm
TP.Hồ Chí Minh được đánh giá là “cái nôi” của cả nước về ứng dụng khoa học - công nghệ vào ngành nông nghiệp. Chính vì thế khi tham gia nghiên cứu, sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao, các DN rất mạnh dạn đầu tư thực hiện các mô hình trình diễn công nghệ cao để chuyển giao ứng dụng hiệu quả cho người dân các địa phương
Khi trồng dừa việc đầu tiên phải nghĩ đến chọn giống là khâu quan trọng nhất, vì nó quyết định cho sự thành bại kinh doanh trồng dừa trên mảnh vườn của mình, gắn liền gần suốt một đời người
Trong khi sắn trong nước đã... bội thực thì sắn Campuchia lại "chảy ngược" vào VN khiến giá sắn đang ở mức đáy khó mà ngoi lên được.
Sáng 7-5, Sở KH&CN Hà Tĩnh và Viện Cây lương thực - Cây thực phẩm phối hợp với UBND huyện Đức Thọ tổ chức hội nghị đầu bờ đánh giá bộ giống lúa mới XT28 và X33 trà Xuân trung tại xã Trường Sơn (Đức Thọ)
Ra ao nuôi tôm chơi, đứng cạnh hệ thống quạt sục khí, bé Nguyên bất ngờ bị cánh quạt kéo vào. Tai nạn khiến nạn nhân bị gãy cả chân tay. Tại bệnh viện, kết quả chẩn đoán cho thấy, nạn nhân bị gãy xương cả cánh tay, hai mảnh xương cẳng tay trái, hai xương đùi và xương cẳng chân bên phải. Ngực bên trái cũng bị gãy từ xương sườn thứ 4 đến xương sườn thứ 10