Bớt Căng Thẳng Nguồn Tôm Nguyên Liệu Cung Ứng Cho Các Nhà Máy Chế Biến Thủy Sản Ở Bạc Liêu
Với sản lượng tôm thu được từ đánh bắt và nuôi trồng hơn 15 ngàn tấn, tăng 7% so với cùng kỳ, nguồn tôm nguyên liệu cung ứng cho các nhà máy chế biến thủy sản của Bạc Liêu đã giảm căng thẳng so với tháng 1-2013. Các nhà máy chế biến xuất khẩu được hơn 3.640 tấn, đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 30 triệu USD, riêng tháng 2 xuất khẩu thủy sản đạt trên 16 triệu USD, cao nhất trong vài năm trở lại đây.
Hiện nay, nông dân đang tập trung thả giống nuôi vụ tôm mới năm 2013, tập trung ở huyện Hòa Bình, Đông Hải, Giá Rai và TP. Bạc Liêu. Diện tích thả giống đã được 84 ngàn ha. Bà con đã thu hoạch tôm trên diện tích hơn 56 ngàn ha, sản lượng trên 13 ngàn tấn.
Tuy nhiên điều đáng quan ngại là tình hình dịch bệnh trên tôm vẫn còn diễn biến phức tạp, tôm nuôi tiếp tục bị chết chưa rõ nguyên nhân vẫn xảy ra ở nhiều nơi trong tỉnh, hơn 750 ha bị thiệt hại trắng. Hiện vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn dịch bệnh.
Trước diễn biến bất thường của thời tiết do biến đổi khí hậu, ngành chức năng khuyến cáo người nuôi tôm cần tuân thủ thả tôm đúng lịch thời vụ; chọn con giống rõ nguồn gốc và phải được kiểm tra bệnh trước khi thả nuôi. Người nuôi tôm cần tuân thủ thực hiện đối với mô hình nuôi tôm sú thâm canh - bán thâm canh, thả nuôi với mật độ khoảng 25 con/m2.
Có thể bạn quan tâm
Nhu cầu nhập khẩu tăng, nguồn cung khan hiếm… được xác định là những nguyên nhân kéo giá tôm nguyên liệu tại ĐBSCL tăng mạnh trong những ngày qua, tuy nhiên, nông dân vẫn không mặn mà thả nuôi.
Nhằm tận dụng diện tích đất và thời gian nông nhàn, giúp nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng lợi nhuận trên cùng diện tích đất, vừa qua, UBND thị trấn Lai Vung (Đồng Tháp) đã thông qua mô hình trồng xen canh cây dưa lê giữa hai vụ lúa, đồng thời tổ chức cho nông dân trên địa bàn đi tham quan, học tập mô hình trồng dưa lê tại tỉnh Tiền Giang.
Nuôi gà trên đệm lót sinh học có nhiều ưu điểm: hạn chế mùi hôi, ô nhiễm môi trường, các bệnh về đường ruột và hô hấp trên gà, hạn chế lây truyền dịch bệnh, ít tốn công chăm sóc… Phú Mỹ là xã điển hình của huyện Mỏ Cày Bắc (Bến Tre) đã thử nghiệm hiệu quả và đang nhân rộng mô hình này.
Vụ mùa năm 2013, Công ty cổ phần Công nghệ nông nghiệp xanh (Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội) hỗ trợ 10/13 huyện, Thành phố của tỉnh (trừ Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hạ Lang) xây dựng 40 mô hình sản xuất lúa, ngô sử dụng phân viên nén nhả chậm.
Trên bờ biển phía đông Thái Lan, có các ao, hồ, kênh xen kẽ rừng ngập mặn dọc theo kênh dẫn từ sông Rayong; gần đó có 5 trang trại nuôi tôm của nhóm nông dân ở Neonpra.