Người Mường thu tiền tỷ từ trồng cam

Tới vườn cam của gia đình chị Bùi Thị Hương - người dân tộc Mường ở thôn Vỏ 1, chúng tôi thực sự ấn tượng với những cây cam sai trĩu trịt quả, dự kiến sẽ cho thu hoạch vào đúng dịp Tết Nguyên đán năm nay.
“Gia đình tôi hiện đang có 200 cây cam lòng vàng cho thu quả năm thứ 2, trung bình thu khoảng 3 tạ quả/cây.
Nếu tính giá bán tại gốc là 24.000 đồng/kg như hiện tại thì bình quân mỗi gốc cam cũng cho thu nhập khoảng 700.000 đồng trở lên, còn tới dịp tết chắc chắn giá sẽ còn tăng cao hơn nữa” - chị Hương nói.
Trao đổi thảo luận nhóm để nâng cao tay nghề trồng cam là hoạt động thường xuyên tại xóm Vỏ 1, xã Thu Phong, huyện Cao Phong (Hòa Bình).
Khác với chị Hương, anh Bùi Văn Hoàn - Trưởng thôn Vỏ 1 lại trồng toàn bộ cam Canh với trên 300 gốc.
“Cam Canh của Cao Phong giờ đã có thương hiệu, giá bán trung bình khoảng 45.000 đồng/kg, đắt nhất trong các loại cam được trồng tại Cao Phong hiện nay.
Tuy nhiên, đây là loại cam khó trồng, đòi hỏi kỹ thuật cao hơn trồng cam lòng vàng rất nhiều” - anh Hoàn nói.
Theo anh Hoàn, những năm gần đây cây cam đã làm thay đổi cuộc sống của người dân xóm Vỏ 1, trong đó nhiều gia đình có mức thu nhập từ 200 đến vài trăm triệu đồng/năm, cá biệt có những hộ thu nhập lên tới tiền tỷ, điều mà nông dân xóm Vỏ 1 trước đây không bao giờ dám nghĩ đến.
Đặc biệt, việc có được “bát ăn, bát để” như ngày hôm nay, rất nhiều người đã khởi nghiệp với số vốn ban đầu chỉ 3 triệu đồng.
Số là năm 2009, một nhóm nông dân cùng sở thích trồng cam tại xóm Vỏ 1 đã được thành lập với khoản hỗ trợ 3 triệu đồng/hộ từ Dự án “Nâng cao năng lực các nhóm nông dân sở thích dân tộc ít người tại Hòa Bình và Nghệ An”, được Tổ chức phát triển Nông nghiệp Đan Mạch (ADDA) triển khai cho các thành viên vay vốn xoay vòng mua giống.
Đến nay, cả nhóm đã trồng được gần 4ha cam, tương đương khoảng 2.000 cây cam các loại.
Từ khi thành lập nhóm đến nay, các thành viên đã tham gia 6 lớp tập huấn về kỹ thuật trồng cây có múi tại xóm do ADDA và Hội Nông dân địa phương tổ chức.
Qua đó, các thành viên đều có kiến thức kỹ thuật chuyên sâu về chu kỳ sinh trưởng và phát triển của cây cam; biết sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, đúng thời điểm để đem lại hiệu quả cao mà không ảnh hưởng đến chất lượng cam.
Với việc phát triển trồng cam, nếu như năm 2010 thu nhập trung bình của một hộ ở xóm Vỏ 1 chỉ đạt gần 14,2 triệu đồng/năm, thì đến năm 2014, thu nhập bình quân đã tăng lên 21,6 triệu đồng/người/năm.
Cây cam đã làm thay đổi cuộc sống của người dân xóm Vỏ 1, trong đó nhiều gia đình có mức thu nhập từ 200 đến vài trăm triệu đồng/năm, cá biệt có những hộ thu nhập lên tới tiền tỷ.
Related news

Với 50 triệu đồng vay của Quỹ Hỗ trợ nông dân từ năm 2010 cùng với vốn dành dụm, 19 nông dân ở ấp La Hoa, xã Xuân Đông (huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai) đã thành lập tổ hợp tác nuôi gà thả vườn và đầu tư mua 3 máy ấp trứng để chủ động về sản xuất giống.

Hướng tới việc nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, Phòng Nông nghiệp huyện Tiên Yên đã tiến hành đưa vào trồng thử nghiệp nấm Linh Chi tại thôn Hà Giàn, xã Đông Ngũ, tỉnh Quảng Ninh. Mô hình thành công đã mở ra hướng làm ăn mới, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân trên địa bàn.

Cả hai giống lúa P376 và PC10 đều có chung đặc điểm kháng rầy tốt, chất lượng gạo ngon, sản lượng đạt từ 2,2 - 2,8 tạ/sào, cao hơn so với giống lúa cùng loại.

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân ở nhiều nơi đã thả nuôi tôm càng xanh trên đất lúa với hơn 7.000 ha, chủ yếu ở huyện Hồng Dân và Phước Long (Bạc Liêu).

Những năm qua, chăn nuôi gia súc, gia cầm nói chung và chăn nuôi heo nói riêng phát triển khá mạnh cả về quy mô lẫn số lượng. Do ảnh hưởng của tập quán chăn nuôi truyền thống, phần lớn người chăn nuôi khu vực nông thôn vẫn duy trì phương thức chăn nuôi thả rông hoặc chuồng trại sơ sài; chất thải trong chăn nuôi thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm.