Người Kiên Giang Đầu Tiên Sản Xuất Giống Tôm Sú
Năm 2002, anh Nguyễn Trung Hiếu quyết định từ bỏ công việc ở phòng nông nghiệp huyện để về quê xây dựng cơ sở sản xuất tôm sú giống. Anh Hiếu tâm sự, thấy dân mình đầu tư nuôi tôm ngày càng nhiều nhưng nguồn con giống lại phải mua ở tỉnh khác, nguồn giống trôi nổi nên rất dễ xảy ra dịch bệnh. Vậy là mình quyết tâm làm, vừa làm vừa học. Đến khi đã sản xuất thành công tôm sú giống rồi thì lại "bí" đầu ra. Khó khăn càng chồng chất.
Không chấp nhận bỏ cuộc, anh Hiếu đem con giống đến hợp tác với nông dân để nuôi trình diễn, thậm chí là bán nợ cho nông dân nuôi thử. Phải qua vài vụ nuôi có kết quả tốt nông dân mới có niềm tin và tìm đến cơ sở để mua giống. Sau khi công việc sản xuất tôm giống đi vào ổn định, anh Hiếu lại quyết định đầu tư sản xuất cua giống và cũng thành công.
Theo anh Hiếu, để sản xuất ra con giống chất lượng cao thì ngoài việc tìm cho được nguồn bố mẹ tốt còn phải nắm vững quy trình kỹ thuật, mới thành công. Hiện nay, mỗi năm cơ sở Trung Hiếu có thể cung cấp 15 triệu con tôm sú giống và hàng trăm ngàn con cua giống chất lượng cao, được nông dân trong vùng tín nhiệm.
Có thể bạn quan tâm
Theo các doanh nghiệp chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, năm nay, mặt hàng tôm chân trắng xuất khẩu khoảng hơn 35 nghìn tấn, chiếm hơn 70% sản lượng tôm đông lạnh xuất khẩu.
Nông dân huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) hiện đang thu hoạch vụ nuôi cá lóc thương phẩm trong niềm phấn khởi bởi cá lóc trúng mùa, trúng giá…
Từ đầu vụ năm 2013 đến nay, trên địa bàn huyện Tuy An (Phú Yên) đã thả nuôi hơn 310ha tôm, đến nay đã có hơn 29,5ha tôm nuôi bị dịch bệnh. Nguyên nhân ban đầu được xác định tôm chết chủ yếu là bị thân đỏ đốm trắng, hội chứng gan tụy… UBND huyện Tuy An đang chỉ đạo cơ quan chuyên môn và các xã tăng cường phòng, chống dịch bệnh không để lây lan ra diện rộng, dừng thả tôm ở khu vực bị bệnh, thực hiện các biện pháp cách ly, dập dịch…
Những năm gần đây, nhiều người dân trên địa bàn huyện Kbang (Gia Lai) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng nhiều mô hình mới và đã mang lại hiệu quả kinh tế. Trong đó mô hình nuôi cá chình của ông Phạm Văn Tân, làng Hà Lâm, xã Sơn Lang là một điển hình. Nhờ nuôi cá chình mà gia đình ông Tân đã xóa đói giảm nghèo, vươn lên khá giả.
Từ năm 2011 trang trại nuôi lợn công nghiệp của anh Lại Văn Nhân (Cty TNHH Thái Việt) xã Giao Thịnh (Giao Thủy - Nam Định) đã áp dụng theo công nghệ Thái Lan. Ông Phạm Ngọc Vĩnh, trưởng quản lý trang trại cho biết, năm 2012, mặc dù giá lợn thương phẩm biến động nhưng Cty vẫn ổn định sản xuất, xuất bán được hơn 300 tấn thịt lợn thương phẩm và hơn 5.000 con giống lợn ngoại chất lượng cao. Trừ các chi phí sản xuất, Cty thu về hơn 3 tỷ đồng mỗi năm. Hiện tại, Cty đang chuẩn bị đàn lợn nái hậu bị với 2.800 con lợn giống Duroc.