Đổi Đời Nhờ Trồng Cây Quý Hiếm
Ngôi nhà hai tầng khang trang nằm bên bờ đông con sông Re là thành quả mà ông Phạm Văn Nấu (51 tuổi), người Hrê, ngụ thôn Cà Rầy, xã Ba Tiêu (Ba Tơ - Quảng Ngãi) có được sau hơn mấy chục năm gắn bó với cây huỳnh đàn.
Trồng chơi… ăn thậtNgồi giữa khu vườn rộng hơn một hécta với hàng trăm cây huỳnh đàn đang sinh trưởng tốt, ông Phạm Văn Nấu kể cho chúng tôi nghe “cơ duyên” ông đến với loài cây này.
Năm 1990, khi còn là một cán bộ y tế xã với đồng lương eo hẹp, ông thường nghe cha mình nhắc về loài cây quý cho thớ gỗ mịn, bền chắc, được dùng làm cái rìu, cây cung… nhưng gần như “tuyệt chủng” trên những cánh rừng Ba Tơ. Với mong muốn khôi phục lại loài cây này trên mảnh đất quê hương, ngoài giờ làm, ông tranh thủ đi rừng hái cây mây nước bán, dành dụm tiền mua cây giống về trồng. “Hồi đó ông anh ở thôn Làng Trui vào tít rừng sâu bên Kon Tum nhổ về bán cho mình với giá 2000 đồng/cây. Mình bỏ gom góp tiền mua một trăm cây về trồng”, ông Nấu nhớ lại.
Số cây giống đem trồng, có cây sinh trưởng tốt, cũng có cây do bị mất rễ nên chậm lớn. Vì vậy năm 2008, khi có thương lái hỏi mua, ông bán những cây chậm phát triển với giá từ 3 - 5 triệu đồng. Từ năm 2013, ông mới bắt đầu bán 4 cây hai chục năm tuổi, thu về hơn 500 triệu. “Nhưng bán rồi cây sẽ hết”, từ ý nghĩ này, ông bắt đầu lấy hạt ươm cây giống trồng thêm. Hiện nay, trong vườn nhà ông có trên 120 cây huỳnh đàn lớn nhỏ. Các cây từ 5 - 7 tuổi được hỏi mua với giá 5 - 8 triệu đồng.
Sở hữu số lượng cây có giá trị lớn, nhưng khi chúng tôi bày tỏ sự ngưỡng mộ, ông Nấu khiêm tốn nói: “Mình có tài giỏi gì đâu! Cây vốn dễ sống. Mình chỉ tưới nước, bón phân, chăm sóc cho nó như cách mọi người vẫn làm với cây keo thôi. Lúc bắt đầu trồng cũng chẳng có ý định buôn bán gì. Giờ được thế này chỉ tại mình may mắn thôi!”.
Vườn ươm “cháy hàng”
“Tiếng lành đồn xa”, mọi người liên tục đến nhà ông tham quan và hỏi mua cây giống. Nhận thấy nhu cầu trồng huỳnh đàn rất lớn, ông Nấu quyết định đầu tư vườn ươm. Cách ươm cây được ông Nấu tận tình chia sẻ: Hạt cây huỳnh đàn sau khi được tách ra đem ủ trong cát, thường xuyên tưới nước trong hai tuần để cây ra rễ, sau đó cho vào bầu đất. Để cây sinh trưởng tốt, cần làm mái che chắn và tưới nước 3 - 4 lần trong ngày. Ngoài ra, ông Nấu cho biết thêm: “Vỏ hạt huỳnh đàn khá mỏng. Khi tách hạt phải thật cẩn thận, nếu làm rách lớp da bên ngoài, cây sẽ không mọc rễ”.
Tháng 8 hằng năm là thời điểm thích hợp để bắt đầu ươm cây. Tháng 3 năm sau có thể bán cây con. Mỗi năm ông Nấu tiến hành ươm một đợt. Sau hai năm thực hiện, vườn ươm nhà ông đã cung ứng ra thị trường hơn 4.000 cây giống. Với giá 30 ngàn đồng/cây, ông thu về hàng trăm triệu đồng. Tuy nhiên, vì huỳnh đàn cho quả ít, lượng cây ươm được chỉ ở mức cầm chừng nên vườn ươm của ông Nấu luôn trong tình trạng “cháy hàng”. Hiện nay, bà con muốn mua cây đều phải liên hệ đặt hàng từ khi hạt còn chưa được ủ.
Ông Phạm Văn Thiết - Phó Chủ tịch xã Ba Tiêu cho biết: “Tại địa phương tiện có thêm nhiều người học theo anh Nấu trồng huỳnh đàn. Anh Nấu rất nhiệt tình trong việc chia sẻ kinh nghiệm cho bà con. Trong những năm đến, nếu huỳnh đàn vẫn giữ được giá cao như hiện nay thì sẽ có không ít hộ dân thoát nghèo. Cây huỳnh đàn không chỉ cho giá trị kinh tế cao, mà còn góp phần tạo nên sự đa dạng sinh thái cho núi rừng Ba Tơ”.
Có thể bạn quan tâm
Sau 7 năm triển khai thực hiện, câu chuyện về dự án xây dựng vùng sản xuất rau an toàn (RAT) của tỉnh với kỳ vọng mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội tích cực vẫn còn ngổn ngang, dang dỡ.
Hiện nay tình hình thời tiết trên toàn tỉnh Khánh Hòa thường xuyên có mưa rào và dông nhiều nơi, Chi cục Bảo vệ thực vật Khánh Hòa đề nghị các địa phương theo dõi chặt chẽ tình hình sâu bệnh trên các loại cây trồng vụ mùa.
Điều Bình Phước sẽ trở thành chỉ dẫn địa lý. Đó là thông tin vui với người trồng điều và doanh nghiệp chế biến điều cũng như các cấp quản lý ở Bình Phước.
Huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai chỉ để 700 ha là đất vườn của các hộ dân để trồng sắn, làm thức ăn cho chăn nuôi.
Tận dụng diện tích đất trống sau khai thác, trước khi chờ thời gian trồng vụ tràm mới, nhiều hộ dân trên lâm phần rừng tràm U Minh Hạ (Cà Mau) trồng vụ lúa thần nông (gọi là vụ lúa lỡ) để kiếm thêm thu nhập, hiện lúa đã đến ngày thu hoạch.