3 Giống Mắc Ca Có Triển Vọng Tại Địa Bàn Tây Nguyên
Ngày 12/1, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên công bố thông tin: Qua 10 năm triển khai một đề tài khoa học về cây mắc ca, Viện đã thu thập, tuyển chọn được 20 giống mắc ca, chủ yếu là các giống mắc ca thương mại trên thế giới như H2, 508, OC, 814, 246... và đã trồng thử nghiệm ở nhiều vùng tại Việt Nam.
Qua nhiều năm trồng thử nghiệm, Viện đã đưa ra kết luận: Với địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên gồm Lâm Đồng, Đắc Nông, Đắc Lắc, Gia Lai và Kon Tum, trong 20 giống mắc ca này, có 3 giống phù hợp nhất đó là OC, H2 và A38. Trong đó, riêng hai giống mắc ca OC và H2, sau 9 năm trồng tại vùng Tây Nguyên đã đạt năng suất 8kg/cây/năm - tương đương năng suất mắc ca tại Úc và cao hơn năng suất tại Trung Quốc (năng suất ở Úc đạt 8kg và Trung Quốc là 6,58kg).
Tại Lâm Đồng và Đắc Lắc, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên đã triển khai 3 mô hình khảo nghiệm trồng xen mắc ca với một số cây trồng khác (cà phê vối, cà phê chè và ca cao) từ năm 2006 với một số giống mắc ca (trong đó có giống OC, H2)... và đến nay, kết quả 8 năm là cây mắc ca phát triển tốt ở tất cả các mô hình, chưa thấy xuất hiện sâu bệnh hại nghiêm trọng.
Tại vườn cà phê chè có trồng xen mắc ca ở Bảo Lộc (mật độ 138 - 166 cây/ha), sau 5 năm trồng, tỷ lệ ra hoa và đậu quả đạt 80% và năng suất năm đầu đạt 1,4kg/cây. Hiện tại ở Lâm Đồng có khoảng 15 giống mắc ca được trồng thông qua các nguồn từ Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm nông lâm nghiệp Lâm Đồng, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng, Công ty Mắt Đá Đà Lạt, Công ty Đức Anh và một số hộ dân tự sưu tầm.
Trong số đó, theo thẩm định của Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên, 3 giống OC, H2 và A38 cho năng suất và chất lượng ổn định nhất: Sau 9 năm trồng, năng suất đạt từ 7 - 9kg hạt/cây, cá biệt có những cây cho năng suất trên 10kg hạt/cây; dự báo khả năng từ năm thứ 12 trở lên (giai đoạn kinh doanh chính thức), năng suất này có thể đạt đến 12 - 15kg hạt/cây (tương đương với năng suất của mắc ca ở vùng nguyên sản Úc).
Có thể bạn quan tâm
Phát huy tiềm năng, lợi thế của huyện đầu nguồn Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp đã củng cố và phát triển mạnh nghề nuôi cá tra giống và trở thành một trong những địa chỉ cung cấp cá giống hàng đầu của tỉnh và đồng bằng sông Cửu Long.
Năm 2013, huyện Sơn Động (Bắc Giang) dành hơn 5,8 tỷ đồng trong số hơn 29 tỷ đồng thực hiện Chương trình quốc gia giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ để hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp.
Trong những năm gần đây, nhờ chăn nuôi ngựa sinh sản, gia đình ông Trương Thuỷ Long ở làng Chả, xã vùng cao Phong Vân (Lục Ngạn – Bắc Giang) không chỉ thoát được nghèo mà còn vươn lên trở thành hộ có kinh tế khá điển hình trong xã.
Anh Huỳnh Văn Thu ở thôn Thọ Đông, xã Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh lớn lên ở vùng đất không được thiên nhiên ưu đãi. Năm 1998, anh lập gia đình riêng, 2 vợ chồng và các con chỉ sống nhờ vào 3 sào ruộng lúa, thu nhập không đủ sống. Anh phải đi làm đủ nghề khác vất vả mà vẫn không kiếm thêm được bao nhiêu. Thế rồi vợ chồng anh bàn bạc và quyết định phải chuyển sang chăn nuôi lợn.
Nhằm tăng cường công tác quản lý giống thủy sản, ngày 22/05/2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT về quản lý giống thủy sản.