Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người chăn nuôi vẫn bị ăn trên lưng

Người chăn nuôi vẫn bị ăn trên lưng
Ngày đăng: 04/08/2015

Bất hợp lý chưa có lời giải

Theo Cục Chăn nuôi, hiện nay, hệ thống chăn nuôi quy mô nhỏ với nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm chiếm 70% tổng sản lượng cung ứng ra thị trường. Trong khi đó, mô hình chăn nuôi thương mại quy mô lớn bảo đảm chất lượng chỉ cung cấp khoảng 15% sản lượng. Các cơ sở giết mổ thường tồn tại ở 3 hình thức, giết mổ và bán thịt xẻ cho cả người bán buôn và bán lẻ chiếm 70%; giết mổ và chỉ bán thịt xẻ cho người bán buôn chiếm 24%; giết mổ và chỉ bán thịt xẻ cho người tiêu dùng chiếm 6%.

Rất nhiều cơ sở giết mổ nhỏ lẻ nằm rải rác khắp cả nước song hầu hết là áp dụng biện pháp thủ công của tư nhân, cơ sở, trang thiết bị sơ sài, không bảo đảm vệ sinh thú y. Hoạt động giết mổ có sự khác biệt giữa các vùng miền và khu vực. Chẳng hạn, ở Hà Nội và một số tỉnh lân cận, hoạt động này diễn ra một cách tự do, với sự tham gia thường xuyên của các thương lái, kể cả thương lái quy mô nhỏ (chỉ giết mổ 1 - 3 con lợn/ngày); ở miền Trung và miền Nam, chỉ các thương lái có khả năng mới có thể thuê các lò mổ để giết mổ cho họ, còn các thương lái có quy mô nhỏ thường tự giết mổ tại nhà.

Theo Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi Nguyễn Xuân Dương, nhìn chung chuỗi cung ứng thịt gia súc, gia cầm ở Việt Nam chủ yếu dựa vào người chăn nuôi nhỏ, không có nhiều doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm lớn. Do đó, người dân chỉ biết bán thịt cho thương lái dẫn tới giá bán tại chợ cao hơn nhiều so với giá bán tại trại.

Thực tế cho thấy, chỉ có một số ít hộ chăn nuôi bán trực tiếp được cho các lò giết mổ, còn đa số bán qua những người thu gom, sau đó bán lại cho các lò mổ, nên giá không cao. Ngoài ra, có đến 80% sản lượng tiêu thụ được mua bán tại các chợ cố định, không những gây khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho một bộ phận thương lái "sống khỏe". Chủ nhiệm HTX Chăn nuôi dịch vụ Hòa Mỹ (Ứng Hòa) Nguyễn Văn Thanh cho biết, bất cập lớn nhất trong chuỗi cung ứng thịt hiện nay là việc bất bình đẳng về giá giữa các bên tham gia. Tính trung bình một kilôgam thịt lợn mông đang bán trên thị trường giá bán từ 100.000 đến 110.000 đồng, người nuôi chỉ được khoảng 10% lợi nhuận, còn lại là người giết mổ 30%, thương lái 60%. Đây là điều bất hợp lý nhưng vẫn chưa có cách giải quyết.

Nâng cao khả năng cạnh tranh cho hộ nuôi nhỏ

Các chuyên gia đều cho rằng, để giảm bớt sự chênh lệch lợi nhuận trong chuỗi cung ứng thực phẩm ra thị trường giữa người sản xuất và thương lái, thời gian tới Nhà nước cần có sự kiểm soát chặt chẽ về giá từ trang trại tới bàn ăn, bảo đảm các bên cùng có lợi. Đặc biệt, cần đầu tư nâng cấp hệ thống kinh doanh thịt tươi sống tại các chợ để cải thiện điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm; đồng thời, tổ chức các khóa tập huấn cho cán bộ ban quản lý chợ, tiểu thương kinh doanh và một số đối tượng liên quan nhằm thay đổi hành vi, nhận thức trong việc kinh doanh thực phẩm an toàn.

Theo Cục Chăn nuôi, các khảo sát gần đây cho thấy, người tiêu dùng sẵn sàng trả với một mức giá chênh lệch khá cao để có thể tiêu dùng một sản phẩm an toàn thực sự. Tuy nhiên, hiện nay chưa có cơ sở nào để phân biệt một sản phẩm an toàn với những sản phẩm thông thường. Để làm được việc này, Nhà nước ngoài việc hỗ trợ các hộ chăn nuôi sản xuất theo mô hình an toàn sinh học; quy hoạch giết mổ và đầu tư nâng cấp các chợ bán lẻ thì việc xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ, xây dựng thương hiệu có ý nghĩa quan trọng...

Cục trưởng Cục Chăn nuôi Hoàng Thanh Vân cho rằng, phải nâng cao khả năng cạnh tranh cho những hộ chăn nuôi thông qua việc thay đổi nhận thức về hợp tác, liên kết lại với nhau để bán được sản phẩm trực tiếp cho các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm với giá cao. Cũng cần có chính sách vay vốn ưu đãi cho các hộ chăn nuôi và doanh nghiệp, cá nhân tham gia xây dựng và phát triển chuỗi liên kết chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, để mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp được bền vững, phải có hợp đồng kinh tế quy định rõ ràng trách nhiệm của các bên, tránh tình trạng doanh nghiệp - nông dân "phớt" giao kèo mỗi khi thị trường biến động…


Có thể bạn quan tâm

Đồng Bằng Sông Cửu Long Sẽ Lo Lúa Gạo Đảm Bảo An Ninh Lương Thực Đồng Bằng Sông Cửu Long Sẽ Lo Lúa Gạo Đảm Bảo An Ninh Lương Thực

Từ nay đến năm 2030, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ổn định diện tích trồng lúa 1,8 triệu ha, trong đó có 1 triệu ha lúa xuất khẩu; sản xuất theo cơ cấu một vụ lúa Đông Xuân, một vụ Hè Thu, một vụ Thu Đông hoặc lúa mùa.

11/04/2014
Khai Trương Trung Tâm Phát Triển Ca Cao Bình Phước Khai Trương Trung Tâm Phát Triển Ca Cao Bình Phước

Hôm qua 10/4, tại xã Đức Liễu, huyện Bù Đăng (Bình Phước) đã diễn ra Lễ khánh thành Trung tâm Phát triển Ca cao tại Bình Phước.

11/04/2014
Khó Xuất Khẩu Cà Phê Tại Chỗ Khó Xuất Khẩu Cà Phê Tại Chỗ

VN tự hào là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới. Thế nhưng, đến giờ vẫn chưa có thương hiệu cà phê ngoại nào hoạt động tại thị trường nội địa lấy cà phê Việt sử dụng trong chuỗi của mình.

11/04/2014
9 Ổ Dịch Thủy Sản Ở Các Vùng Triều 9 Ổ Dịch Thủy Sản Ở Các Vùng Triều

Từ đầu năm đến đầu tháng 4-2014, trên địa bàn tỉnhThanh Hóa đã xảy ra 9 ổ dịch thủy sản của tôm sú, tôm thẻ chân trắng và ngao Bến Tre. Trong đó, 225,8 ha tôm sú tại xã Hoằng Phụ, Hoằng Lưu (Hoằng Hóa), Quảng Phú (TP Thanh Hóa), Đa Lộc (Hậu Lộc)... bị bệnh đốm trắng; 8,5 ha tôm thẻ chân trắng bị nhiễm bệnh tại xã Thanh Thủy (Tĩnh Gia); ngao nuôi Bến Tre chết rải rác ở 155 ha nuôi tại các xã Hải Lộc (Hậu Lộc), Quảng Nham (Quảng Xương).

11/04/2014
Cá Nuôi Lồng Bè Của Ngư Dân Kiên Giang Chết Hàng Loạt Cá Nuôi Lồng Bè Của Ngư Dân Kiên Giang Chết Hàng Loạt

Trước tình hình này, UBND xã Hòn Nghệ đã thông báo cho Chi cục Nuôi trồng Thủy sản tỉnh Kiên Giang và UBND huyện Kiên Lương, các ngành chức năng để tìm hiểu nguyên nhân chính xác cá chết. Song song đó, UBND xã hướng dẫn bà con bằng mọi biện pháp tạo ôxy cho cá hoặc di dời lồng bè đến những nơi có dòng nước chảy để cứu số cá nuôi còn lại.

11/04/2014