Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Chăn Nuôi Chú Trọng Tái Đàn

Người Chăn Nuôi Chú Trọng Tái Đàn
Ngày đăng: 05/04/2014

Sau dịch cúm gia cầm, người chăn nuôi đã gạt những tổn thất sang một bên, tổ chức tái đàn với hy vọng lứa gia cầm mới sẽ đem lại thu nhập khá. Trong khi đó, người tiêu dùng không còn tâm lý e ngại mà đã trở lại sử dụng sản phẩm thịt gia cầm.

Tìm mối tiêu thụ

Sơn Hải là một trong những xã của Bảo Thắng (Lào Cai) phát hiện có ổ dịch đầu tiên trong tháng 2/2014. Tổng đàn gia cầm của xã là hơn 80.000 con, đợt dịch cúm vừa qua đã tiêu hủy 500 con gia cầm của các hộ chăn nuôi. Sau khi công bố hết dịch, người chăn nuôi của Sơn Hải đã tập trung cho việc tìm mối tiêu thụ lượng gia cầm tồn đọng. Một số hộ chăn nuôi lớn và trang trại chăn nuôi lập cơ sở giết mổ, các hộ khác thì tích cực tái đàn.

Ông Đinh Trường Minh, Chủ tịch UBND xã Sơn Hải cho biết, đến thời điểm này, toàn xã đã tái đàn được hơn 11.000 con gia cầm, chủ yếu nuôi theo mô hình nhỏ lẻ, gà thả vườn và nuôi gà chuồng lạnh. Mặc dù có dịch cúm gia cầm xảy ra, song, tổng đàn gia cầm năm 2014 của Sơn Hải vẫn sẽ tăng so với năm 2013.

Ngay sau khi có quyết định công bố hết dịch bệnh, nhiều hộ chăn nuôi đã bắt tay đầu tư tái đàn. Anh Phạm Minh Quyền, thôn An Tiến, xã Sơn Hải đã tiêu thụ được 3.000 con gia cầm với giá 40.000 đồng/kg. Sau đó anh tiếp tục mua 9.000 con giống về nuôi. Theo anh Quyền, sau dịch bệnh, việc tiêu thụ gia cầm lại đi vào quỹ đạo, giá cả nhìn chung vẫn ổn định.

Nắm bắt được nhu cầu tái đàn của các hộ sản xuất, nhiều cơ sở giống trên địa bàn huyện Bảo Thắng đã làm việc không kể ngày đêm. Công ty TNHH một thành viên Trường Trung mỗi ngày xuất chuồng 700 con gà giống và 300 con ngan giống. Chỉ 3 ngày sau khi có công bố hết dịch, cơ sở này đã nâng mức tiêu thụ lên trên 1.000 con giống/ngày.

Người tiêu dùng hết e ngại

Sau khi có công bố dịch cúm gia cầm tại huyện Bảo Thắng (ngày 14/2), hầu hết người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh đã vội quay lưng lại với sản phẩm thịt gia cầm, trong khi đó tại nhiều chợ cơ quan quản lý đã cấm bán gia cầm để tránh lây lan dịch, bệnh. Đến nay, người tiêu dùng đã trở lại sử dụng nguồn thực phẩm là gia cầm, không còn tâm lý hoang mang như trước. Điều mà người tiêu dùng quan tâm nhất hiện nay chính là chất lượng của các sản phẩm thịt gia cầm.

Chị Nguyễn Thị Hoa, phố Hợp Thành, phường Phố Mới (thành phố Lào Cai) đã bắt đầu sử dụng thịt gia cầm sau 1 tháng dùng thịt lợn và cá. Mặc dù đã không còn lo lắng về dịch cúm gia cầm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe các thành viên trong gia đình, nhưng chị Hoa vẫn rất cẩn trọng khi lựa chọn thịt gia cầm. Chị Hoa cho biết: Chị thường mua gà tại các địa chỉ tin cậy và phải là gà “ta” không nuôi cám tăng trọng. Không chỉ riêng chị Hoa mà hầu hết người tiêu dùng đều mang tâm lý như vậy.

Cũng từ tâm lý người tiêu dùng, người chăn nuôi bắt đầu thay đổi phương thức từ nuôi công nghiệp, bán công nghiệp sang hình thức nuôi gà thả vườn. Tuy thời gian có sản phẩm bán dài hơn, nhưng lại được giá hơn so với nuôi công nghiệp. Còn các nông trại hoặc hộ chăn nuôi quy mô lớn vẫn tiếp tục duy trì nuôi gà lạnh, gà công nghiệp do đã có đầu ra ổn định.

Xu hướng chăn nuôi bền vững

Bảo Thắng là địa phương có quy mô chăn nuôi lớn của toàn tỉnh, nên rất dễ phát sinh ổ dịch hoặc lây lan từ địa phương khác do nhu cầu về sản phẩm gia súc, gia cầm tương đối lớn. Qua các đợt dịch bệnh, huyện Bảo Thắng cũng rút ra nhiều bài học kinh nghiệm, trong đó để hạn chế thiệt hại cho nông dân là việc hình thành vùng chăn nuôi theo hướng bền vững.

Ông Đỗ Hồng Quân, Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Bảo Thắng cho rằng: Cách tránh dịch bệnh hiệu quả nhất là định hướng người dân chăn nuôi theo hướng bền vững. Nông dân phải làm quen với sản xuất an toàn sinh học, đảm bảo vệ sinh thú y, môi trường. Xây dựng khu giết mổ tập trung, khép kín.

Phối hợp chặt chẽ giữa người chăn nuôi với doanh nghiệp nhằm định hướng nhu cầu thị trường, đảm bảo ổn định về giá và đầu ra đối với sản phẩm chăn nuôi. Tuy nhiên, để chăn nuôi mang tính bền vững cần có thời gian và sự thay đổi ý thức từ chính người chăn nuôi. Nếu đảm bảo được các yếu tố chăn nuôi bền vững, chắc chắn dịch bệnh sẽ khó xảy ra.

Với số lượng hơn 10.000 con gia cầm bị tiêu hủy, nông dân là người chịu tổn thất lớn nhất. Nhưng gạt nỗi buồn sang một bên, họ lại tiếp tục đầu tư tái sản xuất với niềm tin “qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai”.


Có thể bạn quan tâm

Trăn Trở Thương Hiệu Cam Yên Thành (Nghệ An) Trăn Trở Thương Hiệu Cam Yên Thành (Nghệ An)

Từ năm 2007 đến nay, cây cam trên đất Yên Thành (Nghệ An) đã có sự phát triển mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao và được xếp là giống cây chủ lực, nhưng đến nay cam Yên Thành vẫn chưa xây dựng được thương hiệu; bà con trồng cam vẫn loay hoay tự tìm đầu ra cho sản phẩm.

04/11/2014
Quýt Đường Long Trị Được Hỗ Trợ Sản Xuất Theo Tiêu Chuẩn VietGAP Quýt Đường Long Trị Được Hỗ Trợ Sản Xuất Theo Tiêu Chuẩn VietGAP

Sở Khoa học và Công nghệ, Liên minh HTX, Sở NN & PTNT tỉnh Hậu Giang vừa có chuyến khảo sát HTX quýt đường Long Trị, ở xã Long Trị, huyện Long Mỹ để hỗ trợ HTX sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Hoạt động này nằm trong đề án “Nâng cao chất lượng hoạt động HTX trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2014 - 2016, định hướng đến 2020” và đề án 1.000 của tỉnh.

04/11/2014
Tổng Kết Mô Hình Nuôi Bọ Đuôi Kìm Phòng Trừ Bọ Cánh Cứng Hại Dừa Tổng Kết Mô Hình Nuôi Bọ Đuôi Kìm Phòng Trừ Bọ Cánh Cứng Hại Dừa

Những năm gần đây, bọ cánh cứng hại dừa phát triển mạnh, gây thiệt hại nặng cho nhiều diện tích dừa ở Phù Cát (Bình Định); mặc dù các chủ vườn dừa đã áp dụng một số biện pháp như: phun thuốc hóa học, đặt muối, ong ký sinh... để phòng trừ, nhưng hiệu quả không cao.

04/11/2014
Trái Cây Trái Cây "Made In" Gia Lai

Dù có nguồn gốc, xuất xứ từ những vùng đất khác nhưng khi du nhập vào Gia Lai, những loại cây ăn trái như nhãn lồng, sầu riêng, vải... thích nghi được với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây và cho ra những sản phẩm gắn thương hiệu Gia Lai đã chiếm được niềm tin của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

04/11/2014
Anh Huỳnh Tấn Lộc Hơn 20 Năm Gắn Bó Với Cây Sầu Riêng Anh Huỳnh Tấn Lộc Hơn 20 Năm Gắn Bó Với Cây Sầu Riêng

Anh Huỳnh Tấn Lộc, ở ấp Tân Sơn, xã Ngũ Hiệp. Hôm chúng tôi đến, anh đang tất bật xử lý cho sầu riêng ra hoa để kịp thu hoạch vào dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015. Sinh ra và lớn lên ở vùng đất này, anh Lộc gắn bó với cây sầu riêng từ rất sớm. Hiện anh Lộc có 0,8 ha vườn trồng 160 cây sầu riêng hạt lép, giống Monthon và Ri 6.

04/11/2014