Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu tiền tỷ từ nuôi hàu Thái Bình Dương

Thu tiền tỷ từ nuôi hàu Thái Bình Dương
Ngày đăng: 29/11/2015

Chi phí đầu tư thấp, hiệu quả kinh tế cao là những ưu điểm mà mô hình nuôi hàu “Thái Bình Dương” đã đem lại cho các hộ nuôi trồng thủy sản tại xã Long Sơn (TP.Vũng Tàu).

Theo Sở KH-CN, đây là giải pháp mới cho người nuôi hàu tại Long Sơn khi mà hàu bản địa thường xuyên xảy ra tình trạng chết nhiều như hiện nay.

Ông Nguyễn Cao Quý, Giám đốc Công ty TNHH Thủy sản Bội Thu KP (tiểu khu 4, khu vực quy hoạch nuôi trồng thủy sản sông Chà Và) cho biết: Trước đây, ông nuôi hàu lá, thời gian nuôi dài (8-10 tháng), năng suất không cao nên ông đã chuyển sang nuôi giống hàu “Thái Bình Dương”.

Đầu tiên, ông Quý chỉ thử nghiệm thả 4.000 miếng hàu giống trên diện tích 48m2.

Chỉ sau 5 tháng nuôi, ông đã thu hoạch được hơn 4.00kg.

Sau khi trừ chi phí, ông lãi 50 triệu đồng.

Do vậy, hiện nay ông Quý đã mở rộng diện tích nuôi lên 5.000 dây và 1.000 rổ hàu “Thái Bình Dương” trên quy mô được cấp phép là 3.500m2 diện tích mặt nước.

Theo tính toán của ông Quý, mỗi lứa hoạch khoảng 10 tấn hàu, với giá bán khoảng 21.000 đồng/kg (chưa chà vỏ), sau khi trừ chi phí sẽ thu lãi khoảng hơn 100 triệu đồng/lứa.

Mỗi năm, có thể nuôi khoảng chục lứa hàu, lợi nhuận thu về cả tỷ đồng.

Cũng trong vùng nuôi tại khu vực Sông Chà Và, bà Trần Mai Duyên, một hộ nuôi hàu “Thái Bình Dương” ở tiểu khu 2 cho biết, từ tháng 7-2014, gia đình bà bắt đầu mua giống hàu “Thái Bình Dương” do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN (Sở KH-CN) sản xuất.

Trên diện tích 1ha mặt nước, mỗi năm, bà Duyên thu hoạch khoảng 300 tấn hàu.

Bà Trần Mai Duyên cho hay, hàu “Thái Bình Dương” cho sản lượng cao hơn hẳn hàu thường.

Cụ thể, cứ 4,5 - 5 kg hàu “Thái Bình Dương” nguyên con thì cho 1kg ruột.

Trong khi đó, giống hàu lá thì 11kg hàu nguyên con mới cho 1kg ruột.

Thời gian nuôi hàu lá cũng dài hơn (8 - 10 tháng) mới thu hoạch, trong khi thời gian cho thu hoạch hàu “Thái Bình Dương” chỉ 4 - 5 tháng.

Trước đây, hầu hết người nuôi hàu trên sông Chà Và sử dụng giống tự nhiên, thường gọi là hàu bản địa.

Với giống hàu này, người nuôi sẽ thả vật bám vào thời điểm tháng 1 hàng năm để hàu tự nhiên bám.

Từ khi thả vật bám đến khi thu hoạch thường kéo dài khoảng 12 tháng.

Những năm gần đây, do môi trường bị ô nhiễm nên mật độ hàu bám không cao, thậm chí có những hộ thả vật bám cả năm mà không có hàu.

Ông Nguyễn Văn Mãnh, chuyên viên Phòng Kinh tế TP.Vũng Tàu cho biết, với giống hàu “Thái Bình Dương”, người nuôi hàu trên sông Chà Và được hưởng lợi bởi con giống không phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, sản lượng hàu bảo đảm quanh năm.

Mặt khác, hàu có tốc độ tăng trưởng nhanh (khoảng 5-6 tháng nuôi là cho thu hoạch), có khả năng thích ứng, tăng trưởng và phát triển tốt tại vùng nuôi, đồng thời không gây ô nhiễm môi trường.

Theo ông Đỗ Hữu Hiền, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN (Sở KH-CN), với hiệu quả cao mang lại, mô hình nuôi hàu “Thái Bình Dương” đã và đang mở ra nhiều triển vọng cho các doanh nghiệp, cá nhân nuôi thuỷ sản.

Do vậy, việc đưa ra các giải pháp nuôi thích hợp cũng cần được quan tâm để nghề nuôi hàu “Thái Bình Dương” phát triển mạnh, bền vững, hướng tới xuất khẩu.

Hàu “Thái Bình Dương” có nguồn gốc từ Nhật Bản.

Tại BR-VT, hàu "Thái Bình Dương" được người dân nhân giống thành công và nuôi phổ biến từ năm 2014.

Đến nay, có khoảng 35 hộ nuôi trồng thủy sản trên sông Chà Và nuôi hàu “Thái Bình Dương”.

Hàu “Thái Bình Dương” có nhiều điểm vượt trội so với hàu thường như: vỏ mỏng, ruột nhiều, kích thước và khối lượng cơ thể lớn, có giá trị kinh tế và xuất khẩu cao.

Hàu “Thái Bình Dương” có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, trong thời gian 4-5 tháng nuôi, hàu có thể đạt kích cỡ 65 - 75mm/con, trọng lượng từ 70 - 80g/con và tỷ lệ sống đạt từ 54 - 63%.


Có thể bạn quan tâm

Quảng Ngãi Thu Hoạch Mì Chạy... Úng Quảng Ngãi Thu Hoạch Mì Chạy... Úng

Rút kinh nghiệm từ những thiệt hại ở các năm trước, năm nay nông dân hạn chế "ngâm" mì ở những vùng trũng. Vì vậy, mới bước vào mùa mưa, bà con gấp gáp thu hoạch mì ở những vùng thấp bán cho nhà máy. Bên cạnh đó, phía nhà máy cũng tạo điều kiện thuận lợi để nông dân bán sản phẩm của mình, thu lại tiền đầu tư và công sức sau bao ngày nhọc nhằn canh tác.

20/10/2014
Quýt Đường Chính Vụ Giảm Giá Quýt Đường Chính Vụ Giảm Giá

Thu hoạch xong gần 1ha quýt cách nay 3 ngày, ông Nguyễn Văn Nhu, ở ấp 3, xã Long Trị, cho biết: “Quýt trồng hơn 2 năm là có thể cho thu hoạch, năng suất đạt từ 2,5 - 3 tấn/công (cây 3 năm tuổi), còn 4 - 5 tấn/công (cây 4 - 5 năm tuổi). Mặc dù giá có giảm, nhưng sau khi trừ chi phí, mỗi công quýt cũng đem lại lợi nhuận từ 35 - 40 triệu đồng”.

20/10/2014
Mùa Nhãn Trên Vùng Đất Cằn Mùa Nhãn Trên Vùng Đất Cằn

Khởi nghiệp với 2 bàn tay trắng nhưng ông Bảy Quang đã phất lên nhờ trồng được cây nhãn ở vùng đất sỏi đá Xuân Hòa (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai). “Cơ ngơi” sau 15 năm gắn bó với vùng đất sỏi đá của ông là 4 hécta nhãn tiêu da bò cùng nhiều giống cây ăn trái đặc sản, như: bưởi da xanh, quýt đường, cam sành…

20/10/2014
Tỉ Phú Xoài Miền Tây Tỉ Phú Xoài Miền Tây

Men theo con đường nối TP Cần Thơ đến TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, rẽ vào ấp 2A, thị trấn Bảy Ngàn, chúng tôi bắt gặp ngôi nhà tường ba gian khang trang nằm nép mình dưới những tán cây xanh. Đó là cơ ngơi của ông Đinh Văn Phương, còn gọi Sáu Phương (60 tuổi), một lão nông trồng xoài cát Hòa Lộc nổi tiếng.

20/10/2014
Giồng Trôm (Bến Tre) Chú Trọng Cây Chanh Trong Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp Giồng Trôm (Bến Tre) Chú Trọng Cây Chanh Trong Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp

Theo ông Lê Vĩnh Bình - Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh, trong việc triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, việc xây dựng vùng nguyên liệu tập trung gắn với các loại cây đặc sản các địa phương cần phải tính đến điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng của từng vùng khác nhau để tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt và bền vững với giá trị gia tăng. Xét trên điều kiện tự nhiên ấy, Giồng Trôm và Chợ Lách đang có những bước đi đúng hướng, phù hợp với lợi thế của địa phương.

20/10/2014