Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngư dân vùng rốn lũ Tân Châu trông chờ Mùa nước nổi

Ngư dân vùng rốn lũ Tân Châu trông chờ Mùa nước nổi
Ngày đăng: 10/09/2015

Hằng năm, khi lũ về, cao điểm vào tháng 7, tháng 8 âm lịch, bà con lại phấn khởi đi chài, giăng lưới, giăng câu, đặt dớn… trên những cánh đồng ngập trong nước để đánh bắt thủy sản.

Trong đó nhiều nhất là cá linh, cá dãnh, cá mè vinh, rồi đến cá chốt, cá chạch... mỗi ngày bà con đem đi bán cũng được khoảng vài trăm ngàn đồng, có khi cả triệu và đây cũng là nguồn thu nhập chính của bà con mỗi khi con nước tràn đồng.

Thế nhưng, đến thời điểm hiện tại, bà con đang đứng trước cảnh nước vẫn chưa vào đồng. Những hộ dân đã đánh bắt thủy sản hàng chục năm nay nhờ vào mùa nước nổi cảm thấy bất ngờ và lo lắng. Ông Nguyễn Văn Buôl, người dân ấp 5, xã Vĩnh Xương đã 3 đời làm nghề đánh bắt thủy sản vào mùa nước nổi chia sẻ: “Hồi đó tới giờ tôi chưa từng thấy nước không có vào đồng như năm nay.

Tôi nuôi lươn, nuôi cá bông… hy vọng nước lũ về để mình đặt cái đú, giăng lưới kiếm mồi cho cá, lươn ăn, hoàn cảnh gia đình thì khó khăn, con cái thì đang tuổi ăn học, tôi sống chủ yếu nhờ nước lũ mà tới giờ nước không về, không có ngập đồng gì hết, giờ tôi không biết phải làm sao nữa”.

Không riêng gì ông Nguyễn Văn Buôl, còn rất nhiều hộ dân sinh sống tại vùng “rốn” lũ đầu nguồn Tân Châu cũng lâm vào tình trạng khó khăn khi chưa có lũ. Bà con chỉ biết lấy lưới, lấy chài ra vá, lấy đú, lấy câu ra sửa lại rồi lại để vào kho, đi làm mướn cũng không ai thuê. Cuộc sống vốn đã khó khăn, nay càng khó khăn hơn.

Là một ngư dân với hơn chục năm sống bằng nghề đánh bắt thủy sản, bà Nguyễn Thị Đẹp, ấp 5, xã Vĩnh Xương nói: “Mấy cái lưới, cái dớn, tôi chuẩn bị, sửa lại từ hồi tháng 4, mà bây giờ không giăng cũng không đặt được luôn. Nước không có rồi người ta đâu mướn mình mần, giờ không biết làm sao để kiếm tiền nữa. Tôi mong muốn Nhà nước hỗ trợ cho tôi cũng như bà con nơi đây một số vốn tạo công ăn việc làm để cuộc sống chúng tôi ổn định hơn”.

Trước đây mỗi khi lũ về bên cạnh mang theo phù sa bồi đắp ruộng đồng, nguồn lợi thủy sản, nhưng lũ cũng gây khó khăn cho đời sống người dân, lũ dâng cao tàn phá nhà cửa, công trình. Tuy nhiên nhiều năm qua, với phương châm sống chung với lũ, nhiều cụm tuyến dân cư được Nhà nước đầu tư để người dân vùng lũ sinh sống ổn định, vừa là hệ thống đê bao vững chắc khép kín tạo thành những vùng sản xuất kiểm soát lũ hiệu quả.

Lũ về không còn gây khó khăn cho đời sống mà mỗi khi mùa nước nổi về không chỉ mang lại nguồn lợi kinh tế cho bà con, mà mùa nước nổi cũng là lúc vệ sinh đồng ruộng và nhiều công ăn việc làm cho nông dân cũng được mở ra không còn cảnh nhàn rổi chờ lũ rút như xưa. Thế mà, đến nay lũ vẫn chưa vào đồng, người dân cũng đang lo cho những công việc sắp tới.

Ông Phan Văn Nuôi – Trưởng Ban nhân dân ấp 5, xã Vĩnh Xương cho biết:“Vào mùa nước lớn điển hình như năm 2011 thì Chính quyền địa phương xã Vĩnh Xương hỗ trợ cho tất cả các bà con mình các ngư cụ và một số vốn nho nhỏ để tạo điều kiện cho bà con đánh bắt thủy sản để sinh sống trong mùa nước nổi.

Riêng năm 2015 này, thì mùa nước lại rất là trễ nên Chính quyền địa phương cũng rất là lo. Qua rằm tháng tám âm lịch coi mùa nước như thế nào rồi Chính quyền địa phương sẽ tiếp tục để hỗ trợ cho bà con”.

Mong rằng, thời gian tới, nước sẽ về đồng, bà con vùng “rốn” lũ sẽ có những ngày khai thác thủy sản truyền thống cũng như các hoạt động sản xuất khác trong mùa lũ, kinh tế gia đình sẽ đỡ vất vả hơn và đặc biệt hình ảnh một mùa lũ “đẹp” sẽ trở lại cùng người dân đồng bằng sông nước.


Có thể bạn quan tâm

Nâng Cao Chất Lượng Đàn Lợn Đực Giống Nâng Cao Chất Lượng Đàn Lợn Đực Giống

Trung tâm Giống gia súc tỉnh Hải Dương vừa nhập bổ sung 20 con lợn đực giống của Viện Chăn nuôi Việt Nam, Công ty liên doanh France Hybrides Việt Nam.

09/08/2013
Cần Lập Khu Công Nghiệp Chuyên Nuôi Tôm Cần Lập Khu Công Nghiệp Chuyên Nuôi Tôm

Xuất khẩu tôm năm 2012 đạt 2,25 tỷ USD, không đạt mục tiêu như đề ra (2,4 tỷ USD) trong khi được kỳ vọng cao hơn. Doanh nghiệp chế biến lao đao và đang “sống” nhờ vào nguồn tôm mua từ nước ngoài. Người nuôi tôm thì đang khốn khó, dịch bệnh tôm tiếp tục hoành hành báo hiệu mùa vụ mới nhiều khó khăn.

28/02/2013
Nhân Rộng Mô Hình Trồng Nấm Ở Quảng Yên (Quảng Ninh) Nhân Rộng Mô Hình Trồng Nấm Ở Quảng Yên (Quảng Ninh)

Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, vừa qua, Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Ninh đã phối hợp với Trạm Khuyến nông TX Quảng Yên thực hiện dự án “trồng thử nghiệm nấm rơm” trên địa bàn thị xã. Mô hình này bước đầu được đánh giá cho hiệu quả kinh tế cao. Nhiều hộ dân sau khi tham gia mô hình đã nhân rộng sản xuất ở những vụ tiếp theo.

09/08/2013
Mô Hình Nuôi Cá Tra Đạt Hiệu Quả Cao Ở Tiền Giang Mô Hình Nuôi Cá Tra Đạt Hiệu Quả Cao Ở Tiền Giang

Anh Lê Ngọc Trắng, ấp 3, xã Trung An, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang do không có nhiều đất để canh tác đã chọn mô hình nuôi cá tra dài ngày và cá tai tượng, mang lại hiệu quả kinh tế; đồng thời nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm để bà con cùng phát triển.

02/03/2013
Tập Huấn Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc Cây Cà Phê Vối Và Hồ Tiêu Tập Huấn Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc Cây Cà Phê Vối Và Hồ Tiêu

Ngày 6-8, Phòng Kinh tế TP. Pleiku (Gia Lai) tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cà phê vối, cây hồ tiêu cho 50 nông dân ở xã Biển Hồ.

09/08/2013
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.