Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngư dân vùng rốn lũ Tân Châu trông chờ Mùa nước nổi

Ngư dân vùng rốn lũ Tân Châu trông chờ Mùa nước nổi
Publish date: Thursday. September 10th, 2015

Hằng năm, khi lũ về, cao điểm vào tháng 7, tháng 8 âm lịch, bà con lại phấn khởi đi chài, giăng lưới, giăng câu, đặt dớn… trên những cánh đồng ngập trong nước để đánh bắt thủy sản.

Trong đó nhiều nhất là cá linh, cá dãnh, cá mè vinh, rồi đến cá chốt, cá chạch... mỗi ngày bà con đem đi bán cũng được khoảng vài trăm ngàn đồng, có khi cả triệu và đây cũng là nguồn thu nhập chính của bà con mỗi khi con nước tràn đồng.

Thế nhưng, đến thời điểm hiện tại, bà con đang đứng trước cảnh nước vẫn chưa vào đồng. Những hộ dân đã đánh bắt thủy sản hàng chục năm nay nhờ vào mùa nước nổi cảm thấy bất ngờ và lo lắng. Ông Nguyễn Văn Buôl, người dân ấp 5, xã Vĩnh Xương đã 3 đời làm nghề đánh bắt thủy sản vào mùa nước nổi chia sẻ: “Hồi đó tới giờ tôi chưa từng thấy nước không có vào đồng như năm nay.

Tôi nuôi lươn, nuôi cá bông… hy vọng nước lũ về để mình đặt cái đú, giăng lưới kiếm mồi cho cá, lươn ăn, hoàn cảnh gia đình thì khó khăn, con cái thì đang tuổi ăn học, tôi sống chủ yếu nhờ nước lũ mà tới giờ nước không về, không có ngập đồng gì hết, giờ tôi không biết phải làm sao nữa”.

Không riêng gì ông Nguyễn Văn Buôl, còn rất nhiều hộ dân sinh sống tại vùng “rốn” lũ đầu nguồn Tân Châu cũng lâm vào tình trạng khó khăn khi chưa có lũ. Bà con chỉ biết lấy lưới, lấy chài ra vá, lấy đú, lấy câu ra sửa lại rồi lại để vào kho, đi làm mướn cũng không ai thuê. Cuộc sống vốn đã khó khăn, nay càng khó khăn hơn.

Là một ngư dân với hơn chục năm sống bằng nghề đánh bắt thủy sản, bà Nguyễn Thị Đẹp, ấp 5, xã Vĩnh Xương nói: “Mấy cái lưới, cái dớn, tôi chuẩn bị, sửa lại từ hồi tháng 4, mà bây giờ không giăng cũng không đặt được luôn. Nước không có rồi người ta đâu mướn mình mần, giờ không biết làm sao để kiếm tiền nữa. Tôi mong muốn Nhà nước hỗ trợ cho tôi cũng như bà con nơi đây một số vốn tạo công ăn việc làm để cuộc sống chúng tôi ổn định hơn”.

Trước đây mỗi khi lũ về bên cạnh mang theo phù sa bồi đắp ruộng đồng, nguồn lợi thủy sản, nhưng lũ cũng gây khó khăn cho đời sống người dân, lũ dâng cao tàn phá nhà cửa, công trình. Tuy nhiên nhiều năm qua, với phương châm sống chung với lũ, nhiều cụm tuyến dân cư được Nhà nước đầu tư để người dân vùng lũ sinh sống ổn định, vừa là hệ thống đê bao vững chắc khép kín tạo thành những vùng sản xuất kiểm soát lũ hiệu quả.

Lũ về không còn gây khó khăn cho đời sống mà mỗi khi mùa nước nổi về không chỉ mang lại nguồn lợi kinh tế cho bà con, mà mùa nước nổi cũng là lúc vệ sinh đồng ruộng và nhiều công ăn việc làm cho nông dân cũng được mở ra không còn cảnh nhàn rổi chờ lũ rút như xưa. Thế mà, đến nay lũ vẫn chưa vào đồng, người dân cũng đang lo cho những công việc sắp tới.

Ông Phan Văn Nuôi – Trưởng Ban nhân dân ấp 5, xã Vĩnh Xương cho biết:“Vào mùa nước lớn điển hình như năm 2011 thì Chính quyền địa phương xã Vĩnh Xương hỗ trợ cho tất cả các bà con mình các ngư cụ và một số vốn nho nhỏ để tạo điều kiện cho bà con đánh bắt thủy sản để sinh sống trong mùa nước nổi.

Riêng năm 2015 này, thì mùa nước lại rất là trễ nên Chính quyền địa phương cũng rất là lo. Qua rằm tháng tám âm lịch coi mùa nước như thế nào rồi Chính quyền địa phương sẽ tiếp tục để hỗ trợ cho bà con”.

Mong rằng, thời gian tới, nước sẽ về đồng, bà con vùng “rốn” lũ sẽ có những ngày khai thác thủy sản truyền thống cũng như các hoạt động sản xuất khác trong mùa lũ, kinh tế gia đình sẽ đỡ vất vả hơn và đặc biệt hình ảnh một mùa lũ “đẹp” sẽ trở lại cùng người dân đồng bằng sông nước.


Related news

Luôn Đồng Hành Cùng Hội Viên, Nông Dân Luôn Đồng Hành Cùng Hội Viên, Nông Dân

Những năm qua, cùng với việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đẩy mạnh các phong trào thi đua, Hội Nông dân thị trấn Tân Sơn (Ninh Sơn) đã tranh thủ nhiều nguồn của các cấp hội, tạo mọi điều kiện để hội viên được vay vốn phát triển kinh tế gia đình, nâng cao đời sống.

Monday. July 29th, 2013
Mô Hình Nuôi Heo Rừng Lai Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Mô Hình Nuôi Heo Rừng Lai Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Năm 2010, Đồn Biên phòng Hòa Hiệp Nam (Đông Hòa - Phú Yên) đã tiến hành nuôi thử nghiệm giống heo rừng lai với mục đích dùng sản phẩm thịt để nâng cao chất lượng bữa ăn cho cán bộ chiến sĩ trong đồn. Cùng với việc phục vụ nhu cầu của đơn vị, sau hơn 2 năm triển khai, mô hình này đã có hiệu quả kinh tế rõ rệt.

Tuesday. December 18th, 2012
Nông Dân Thu Hoạch 1.344 Tấn Tôm Thẻ Chân Trắng Nông Dân Thu Hoạch 1.344 Tấn Tôm Thẻ Chân Trắng

Nhờ thời tiết thuận lợi cho việc thả tôm nuôi, từ đầu năm đến nay, nông dân huyện Thuận Nam thả nuôi được 127 ha tôm, chủ yếu là tôm thẻ chân trắng, tăng 50 ha so với cùng kỳ tập trung ở xã Phước Dinh. Nông dân địa phương đã thu hoạch 90 ha đạt sản lượng 1.344 tấn tôm thịt và xuất bán 246 triệu con tôm Post 15.

Tuesday. July 30th, 2013
Tăng Cường Kiểm Soát Việc Nuôi Chồn Nhung Đen Tăng Cường Kiểm Soát Việc Nuôi Chồn Nhung Đen

Thời gian qua, tại một số địa phương, người dân đã tự phát nuôi Guinea pig hay còn gọi là chồn nhung đen để lấy thịt. Tuy nhiên, hiện nay chồn nhung đen chưa có tên trong danh sách các vật nuôi nông nghiệp, không rõ nguồn gốc và chưa có kết quả khảo nghiệm của các cơ quan chuyên môn. Do vậy chưa có căn cứ đánh giá mặt tích cực, cũng như tác hại của chồn nhung đen, đồng thời cũng chưa có căn cứ kết luận về giá trị dinh dưỡng và chất lượng thịt của vật nuôi này.

Wednesday. December 19th, 2012
Người Nông Dân Giàu Lòng Nhân Ái Người Nông Dân Giàu Lòng Nhân Ái

Ông Bùi Văn Viên, ở thôn Khánh Nhơn, xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải không chỉ được người dân trong vùng biết đến với tính cần cù, làm kinh tế giỏi, mà còn nhiệt tình tham gia công tác đoàn thể ở địa phương và tấm lòng nhân ái, sẵn sàng giúp đỡ mọi người.

Tuesday. July 30th, 2013