Ngư Dân Trúng Vụ Cá Giò
Toàn phường Hòa Cường Nam (quận Hải Châu - Đà Nẵng) có 22 tàu cá công suất nhỏ (20-30CV), khai thác ở vùng biển ven bờ. Năm nay, bà con ngư dân rất phấn khởi vì được mùa cá giò.
Một đêm lãi hơn 3 triệu đồng
Khoảng 3 giờ chiều, vợ chồng anh Đặng Văn Thông và chị Lê Thị Vân cùng một người đi bạn trên chiếc tàu cá nhỏ rời bến Hóa Sơn (sông Cẩm Lệ) hướng ra cửa sông Hàn. Cùng lúc, tàu cá của ông Huỳnh Văn Định cùng phường cũng nhổ neo, xuất bến. Hai tàu bám nhau tiến ra biển. Chạng vạng tối, hai tàu tới vùng biển vịnh Đà Nẵng và bắt đầu thả lưới… Vừa lái tàu, anh Thông vừa cho biết: Mình giữ nguyên ga, cho tàu chạy tốc độ 20km/giờ, hễ cá vào càng nhiều thì lực cản càng nặng và sẽ càng làm giảm tốc độ của tàu. Căn cứ đồng hồ tốc độ, mình sẽ biết được lượng cá đã vào trong đuột.
Quả nhiên, chừng một giờ sau, kim đồng hồ tốc độ chỉ 16km/giờ. Cả 6 ngư dân trên hai tàu hồ hởi kéo lưới và xúc cá chuyển lên khoang tàu. Cá to, cá nhỏ lung linh ánh bạc, nhiều nhất là cá giò cỡ bằng ngón tay, cứ nhảy tanh tách. Loại cá này là nguyên liệu để chế biến nước mắm và nhu cầu tiêu thụ rất lớn.
Thuyền viên làm việc khẩn trương, hai tay xúc cá nhanh thoăn thoắt và hơn 2 giờ sau thì hoàn tất mẻ cá đầu tiên. Các ngư dân hối hả lo bữa tối. Cơm đã được nấu trong khi tàu bủa lưới…
Đêm hôm ấy, các ngư dân đánh tiếp 3 mẻ nữa, thu được tổng cộng hơn 3 tấn cá. Trong niềm vui “thắng đậm”, hai chiếc tàu kéo hết ga chạy vào bờ. 8 giờ 30 hôm sau, tàu đến bến cá Thọ Quang. Một thương lái quen khẩn trương cân cá với giá 4.000 đồng/kg. Sau khi chia tiền, chị Vân cho biết, trừ hết chi phí và công lao động, còn lãi hơn 3 triệu đồng. “Cá giò có từ tháng 3 đến tháng 6, rộ nhất là tháng 5, đây là thời điểm ngày làm tháng ăn của chúng tôi”, anh Thông hào hứng.
Kiên trì bám biển
Mỗi tàu cá ở phường Hòa Cường Nam thường có từ 3-4 lao động, một đêm đi biển, người lao động được chia từ 400.000 - 700.000 đồng. Trên biển, các tàu cá luôn có tinh thần hỗ trợ nhau trong quá trình đánh bắt, khi phát hiện luồng cá nhiều, các tàu dùng bộ đàm gọi nhau đến cùng khai thác. “Tìm chọn luồng cá chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, thường lúc đầu con nước, hoặc cuối con nước, tức là lúc thủy triều bắt đầu lên hoặc bắt đầu xuống là có luồng cá chạy, hoặc khi thấy một đồ vật trôi trên mặt biển là biết dưới bóng vật nổi ấy thường có luồng cá bám theo”, anh Thông chia sẻ.
Ông Ngô Văn Hưng, Chủ tịch Hội Nông dân phường Hòa Cường Nam, cho biết để giúp bà con vươn khơi, Hội đã quán triệt kỹ những quy định hành nghề trên biển và đã vận động được một hộ đầu tư đóng tàu công suất lớn để đánh bắt xa bờ…
Có thể bạn quan tâm
Những năm trước đây, để tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích đất sản xuất, nông dân An Hòa Tây đã đầu tư trồng xen các loại rau màu trong diện tích hành tím, chủ yếu là cải xà lách trắng lấy hạt. Khi hành tím trồng được 30 ngày, nông dân trồng xen cải xà lách.
Từ năm 2005 đến nay, tỉnh Tây Ninh đã chi ngân sách gần 5 tỷ đồng để mua và thả bổ sung xuống hồ Dầu Tiếng gần 9 triệu con cá giống các loại, góp phần cải tạo môi trường nước, tăng sản lượng khai thác thủy sản, tạo công ăn việc làm, ổn định cuộc sống cho hơn 1.000 lao động sống ven hồ.
Trong khi đó, tại huyện Đơn Dương, thương lái đang thu mua cà chua thường với giá 7.000 đ/kg, cao nhất từ đầu năm đến nay. Như vậy, với năng suất bình quân đạt 8 tấn/1.000 m2 (sào), nhà vườn thu về trên dưới 30 triệu đồng tiền lãi sau khi đã trừ chi phí.
Dự án do Kỹ sư Nuôi trồng thủy sản Nguyễn Đình Tiệp thuộc Chi cục Thủy sản Hà Nội làm chủ nhiệm dự án. Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN – Sở KH&CN Hà Nội là đơn vị chủ trì thực hiện Dự án, Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Bắc chịu trách nhiệm về công nghệ, Chi cục Thủy sản Hà Nội, Phòng Kinh tế huyện Ứng Hòa, Hội nông dân xã Trầm Lộng, huyện Ứng Hòa và 4 hộ gia đình chịu trách nhiệm thực hiện thử nghiệm sản xuất.
“Tiêu ghép trên gốc cây trầu rừng Nam Mỹ Amazon năng suất cao, kháng bệnh tốt, chịu hạn, chịu ngập nhưng ở “quê hương” sản xuất giống tiêu này (Xuân Lộc - Đồng Nai) không ai trồng”.