Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngư Dân Trúng Đậm Cá Mùa Biển Động

Ngư Dân Trúng Đậm Cá Mùa Biển Động
Ngày đăng: 18/12/2013

Những ngày biển động, khi nhiều tàu đánh bắt nằm im gối bờ thì tàu đánh bắt cá chuồn, cá mập của ngư dân Nghĩa An (Tư Nghĩa - Quảng Ngãi) bắt đầu vào "mùa làm ăn". Công việc nguy hiểm, thời tiết không được thuận lợi, nhưng bù lại cho những nhọc nhằn là phiên biển "trúng đậm".

6 giờ sáng bến cá Cổ Lũy, xã Nghĩa An tàu bè nối đuôi nhau cập bến. Tàu của anh Lê Văn Lâm ở xã Nghĩa An dẫn đầu đoàn tàu tấp vào bờ đã có hàng chục thương lái ngồi chờ sẵn, tranh nhau mua cá. Thấy có nhiều người chờ mua, chủ tàu Nguyễn Văn Lâm mặt hớn hở, cười khề khà: “Tụi tui trúng đậm, mua giá cao thì bán, không được ép giá đâu nghen!”.

Một thương lái quen nài nỉ: “Được rồi, cá tươi như lần trước thì mua hết”. Chủ tàu giơ tay ra hiệu cho các thuyền viên trên tàu, nhiều thanh niên to khỏe cậy 4 nắp khoang tàu, hàng tấn cá chuồn khơi tươi rói dần hiện ra trong ánh mắt phấn khích tất cả của mọi người.

Hơn 25 tấn cá chuồn là “quả ngọt” sau 20 ngày nhọc nhằn lênh đênh trên biển của 10 ngư dân. Không giống như những tàu đánh bắt các loại thủy sản khác, vào mùa giông bão, lại là thời điểm tàu đánh bắt cá chuồn gấp gáp ra khơi, đối diện với nhiều thử thách từ thiên nhiên khắc nghiệt, nhưng mang lại nhiều hy vọng trong những phiên biển đủ đầy vào thời điểm cuối năm.

Hối hả với công việc cho cá vào khay, một ngư dân trên tàu hồ hởi: “Mùa đánh bắt cá chuồn bắt đầu từ tháng 10 (dương lịch) đến cuối tháng 4 năm sau, đây là mùa biển động, thường xuyên gặp bão, áp thấp nhiệt đới nhưng cũng là lúc cá chuồn trưởng thành, mập ú. Đi chuyến này may mắn không gặp bão lại trúng đậm cá chuồn, giá bán khá cao, nhưng hơi tiếc vì lương thực, nước ngọt, xăng dầu đã cạn nên phải gấp rút vào bờ để bán cá”.

Ước chừng khoảng 25 tấn, mỗi bạn tàu cũng kiếm được 10 triệu đồng/người, có tiền cho gia đình lo Tết nguyên đán. Giá cá chuồn được thương lái thu mua tại bến với giá khá cao so với thời điểm này năm ngoái. Cá chuồng mẵn 12.000 đồng/kg, cá chuồng cồ 14.000 đồng/kg.

Ánh mắt tràn đầy hy vọng, chủ tàu Trần Hùng kể: Quần đảo Hoàng Sa, mùa này cá chuồn nhiều vô kể, chúng “nhảy múa trên biển”, tàu chạy nhanh, cá nhảy lên cả mạn tàu. Bắt cá chuồn không cần phải dùng đến máy móc kỹ thuật cao. Khoảng tầm 3 giờ sáng, trời se se lạnh, cả tàu thức dậy, bắt đầu một ngày làm việc mới.

Những bóng đèn cao áp được bật lên, sáng rực cả vùng biển, những con cá chuồn có đôi cánh dài lao mạnh về phía con tàu, búng lên khỏi mặt nước báo hiệu có luồng có lớn, lúc này ngư dân tức tốc tung lưới vây bắt đàn cá.

Cách đánh bắt này tuy khá đơn giản, nhưng nếu ngư dân không thuần thục, xử lý từng công đoạn không gọn ghẽ, cá chuồn phá đáy tuồn ra ngoài thì phải đợi đến rạng sáng hôm sau mới tiếp tục dụ được cá”.

Ở xã Nghĩa An hiện có 15 đội tàu đánh bắt cá chuồn được thành lập, mỗi đội tàu có từ 10- 15 tàu, hỗ trợ, chia sẻ thông tin cho nhau trong quá trình đánh bắt.

Ngư dân Nguyễn Văn Cư quê xã Nghĩa An cho biết: Cửa biển được khơi thông, “hợp đồng trên biển” cũng được anh em bạn tàu ký kết, chuyến biển này, mỗi bạn tàu lận lưng người được 8 triệu đồng. Vừa vào bờ bán cá xong hôm qua, anh em đang tranh thủ nghỉ ngơi, 2 ngày nữa đi chuyến biển cuối năm rồi vào bờ đón Tết.

Cạnh nhiều tàu bán cá chuồn, nhiều tàu câu cá mập của ngư dân xã Nghĩa An cũng đang đưa tàu vào bờ, hơn chục con cá mập nặng hàng tạ được hàng chục ngư dân khỏe mạnh hì hục kéo từ tàu lên trong tiếng hò reo không ngớt.

“Quà của biển” được săn về trên vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa vạn dặm như một món quà mẹ biển ban tặng, bù đắp cho những vất vả, nhọc nhằn trong những ngày bão giông, hiểm nguy chực chờ nơi sóng nước.


Có thể bạn quan tâm

Làng Chài Đổi Đời Làng Chài Đổi Đời

Khoảng một thập niên trước, bà con ngư dân làng Hương Giang, xã Hải Dương (thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế) sống lênh đênh trên mặt nước nên gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế gia đình. Sau khi được định cư lên bờ, bà con ở đây đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao; nhà cửa xây dựng khang trang, con cái học hành đến nơi đến chốn...

11/09/2013
Bắc Giang Ưu Tiên Cây Trồng Có Bắc Giang Ưu Tiên Cây Trồng Có "Đầu Ra” Thuận Lợi

Theo đánh giá sơ bộ, ảnh hưởng của mưa bão làm thất thu khoảng 30-40 nghìn tấn thóc trong vụ mùa. Với phương châm tăng hiệu quả vụ đông bù thất thu vụ mùa, chính quyền các cấp và ngành nông nghiệp đang tập trung chỉ đạo sản xuất để bảo đảm an ninh lương thực, ổn định đời sống nhân dân.

11/09/2013
Nông Dân Phú Tân Được Mùa Tôm Thẻ Chân Trắng Nông Dân Phú Tân Được Mùa Tôm Thẻ Chân Trắng

Từ đầu năm 2013 đến nay, diện tích nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện Phú Tân (Cà Mau) phát triển nhanh, năng suất thu hoạch khá. Riêng bà con khu vực thị trấn Cái Đôi Vàm hiện đang trúng mùa tôm thẻ chân trắng.

11/09/2013
Xây Dựng Mô Hình Công Nghệ Chế Biến Phụ Phẩm Nông Nghiệp Làm Thức Ăn Cho Bò Xây Dựng Mô Hình Công Nghệ Chế Biến Phụ Phẩm Nông Nghiệp Làm Thức Ăn Cho Bò

Ngày 9.9, tại TP Quy Nhơn (Bình Định), Ban quản lý dự án cạnh tranh nông nghiệp (BQL DA CTNN) tỉnh Bình Định phối hợp với đơn vị tư vấn là Bộ môn chăn nuôi chuyên khoa (Trường Đại học Nông Lâm Huế) tổ chức hội thảo tổng kết chủ đề xây dựng mô hình và chuyển giao công nghệ chế biến phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi bò. Đây là một trong những hoạt động của DA CTNN do Ngân hàng Thế giới tài trợ.

12/09/2013
Vào Mùa Cải Tạo Vuông Tôm Vào Mùa Cải Tạo Vuông Tôm

Mùa cải tạo đầm - vuông tôm năm 2012, nhân dân trong huyện Đầm Dơi (Cà Mau) đã thực hiện theo sự hướng dẫn của Phòng NN&PTNT huyện Đầm Dơi. Tuy nhiên, toàn huyện vẫn còn gần 200 hộ vi phạm: cải tạo ao, đầm bằng cơ giới; trong đó các xã, thị trấn đã cảnh cáo, nhắc nhở 85 trường hợp, ra quyết định xử phạt hành chính trên 100 trường hợp.

13/09/2013