Giá cà phê rơi xuống mức thấp nhất 2 năm do đồng real giảm

Chịu ảnh hưởng bất lợi từ sự bất ổn ở các thị trường mới nổi trong khi giá dầu thô lao dốc trước những lo ngại về nhu cầu suy giảm của Trung Quốc và tình trạng nguồn cung dư thừa trên thế giới.
Trước đó, hãng xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor's (S&P) ngày 9/9 đã mức xếp hạng tín nhiệm của Brazil xuống mức “không đáng đầu tư” khiến đồng nội tệ real của nước này giảm xuống mức thấp nhất trong 13 năm qua so với USD.
Tiếp đó, giá cà phê Robusta cũng rơi xuống mức 1.544 USD/tấn, mức thấp nhất trong hai năm qua, trong phiên giao dịch ngày 11/9 tại thị trường London trong khi giá cà phê Arabica chạm mức 116 xu Mỹ/pound (1 pound = 0,454 kg) tại New York, điều từng diễn ra cách đây 18 tháng.
Theo nhà phân tích Carsten Fritsch của Commerzbank, việc đồng real tiếp tục xuống giá được coi là nguyên nhân khiến giá cà phê giảm. S
au khi S&P hạ mức xếp hạng tín nhiệm của Brazil, đồng nội tệ của nước này đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10/2002. Brazil, nền kinh tế lớn nhất khu vực Nam Mỹ, từng có mức tăng trưởng 7,5% năm 2010 khi giá hàng hóa tăng mạnh trên thị trường thế giới.
Tuy vậy, rất giống với Nga, Brazil đã chịu tác động tiêu cực do giá dầu và các nguyên liệu khác sụt giảm cũng như nhu cầu èo uột của thị trường hàng đầu thế giới là Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm

Gia đình anh Bùi Văn Mỹ, ấp Phú Thọ A, xã Phú Thọ huyện Tam Nông trước đây có 8 công đất ruộng chủ yếu trồng lúa, thu nhập chỉ đủ ăn. Trong hoàn cảnh đó anh nhận thấy, muốn kinh tế phát triển cần có một mô hình mới để chuyển đổi nghề.

Ông Nguyễn Vân Thanh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Kiên Giang cho biết, toàn tỉnh đã thả nuôi được 28.202 ha cua biển. Trong đó, nhiều nhất là huyện An Minh với 21.845 ha, An Biên 5.592 ha, còn lại nuôi rải rác ở Hà Tiên, Kiên Lương… Phần lớn cua được nuôi xen canh với tôm theo hình thức quảng canh trên nền đất lúa (mô hình tôm - lúa).

Chim trĩ đỏ đã được nhiều người dân ở các tỉnh trong cả nước nuôi mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực. Tuy nhiên, ở tỉnh Bắc Kạn việc nuôi loại động vật quý hiếm này còn rất mới mẻ đối với nhiều người dân trên địa bàn.

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung.

Thời gian qua, ở Bình Định, tại các huyện Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn người dân đã tự phát phá bỏ nhiều diện tích vườn nhà và đất sản xuất nông nghiệp để đào ao nuôi tôm, gây ô nhiễm môi trường, phá vỡ quy hoạch sản xuất. Để chấn chỉnh tình trạng này, Sở NN-PTNT đã tăng cường kiểm tra và triển khai nhiều biện pháp khắc phục.