An Giang Trồng Quýt Ở Đồi Latina
Đó là mô hình độc đáo trên đồi đất dốc, mà ông Trần Văn Danh (ấp An Thạnh, xã An Hảo, Tịnh Biên, tỉnh An Giang) đã biến khó khăn trở nên lợi thế, đưa đến thành công trong việc trồng quýt đường của miệt Định Quán (tỉnh Đồng Nai). Năm đầu tiên, ông thu hoạch được trên 25 tấn trái, bán với giá 13.000 đồng/kg, góp phần nâng cao thu nhập gia đình…
Sự mạo hiểm đáng nểXuất thân nông dân, ông Danh lên lập nghiệp trên đỉnh núi Cấm, rồi mở nhà trọ, bán nước giải khát và lập vườn rừng… tìm kế sinh nhai. “Năm 2010, tôi tìm xuống đồi Latina (núi Cấm) để sang nhượng 13 công đất đồi dốc, xắn tay vào công việc lập vườn trồng quýt đường. Trong khi đó, kỹ thuật canh tác vườn đồi chỉ nghe loáng thoáng, phương pháp chăm sóc cũng mù mờ. Lúc còn kinh doanh nhà trọ trên đỉnh núi Cấm, có một anh bạn ngoài Định Quán (tỉnh Đồng Nai) kết nghĩa, mời ra tham quan cho biết… nên tôi mới nảy sinh ý định trồng quýt trên đồi” – ông Danh kể.
Vậy là, ông được hiểu thêm nhiều thứ về cây giống, thiết kế trồng cây, nguồn nước tưới, bón phân… cho loại quýt đường ghép gốc cam. Kết quả cho năng suất cao, hương vị thơm, chất lượng ngon ngọt. Thưởng thức sản phẩm tại vườn, tận mắt chứng kiến cây quýt đường miệt Định Quán (tỉnh Đồng Nai), vợ chồng ông Danh mừng khấp khởi.
Khi trở về nhà, lập tức xin ngành Kiểm lâm cho mở vườn đồi, sử dụng nước từ hồ khai thác đá Latina khoảng 1.000m2 và sâu cỡ 9 – 10m. “Mấy ổng chấp thuận, vợ chồng tui mừng lắm, mới dám đổ tiền ra đầu tư” – ông Danh phấn khởi. Trước hết, ông đặt hàng 1.500 cây giống, tính trồng trên diện tích 13.000m2 đồi đất dốc Latina.
Mùa mưa năm 2011, cây giống quýt đường được chuyển về từ Định Quán, kể cả chi phí, giá 25.000 đồng/cây. Tranh thủ thời vụ, ông Danh dốc sức khai hoang, tận dụng đất chen giữa những vồ đá lớn, nhỏ để trồng hết được 1.200 cây giống, với thiết kế “1.000m2 trồng 100 cây”. Quýt mau bén rễ, đâm chồi ra lá non, tỉ lệ hao hụt gần như không xảy ra… khiến ông vui mừng vô kể.
Đất không phụ lòng người
Vườn quýt xanh tốt, nhiều người đến thăm đều khen ngợi, song ai cũng phập phồng lúc chuyển sang mùa khô. Dự đoán tình hình, ông Danh chủ động đầu tư máy bơm cao áp, lắp đường dẫn trên 500 mét và đào hồ chứa cấp 2 khoảng 30m3 nước, phục vụ tưới 2 ống cùng lúc.
“Đất không bằng phẳng, tưới ống rất cực công. Nhưng, phù hợp địa hình đồi dốc, tiết kiệm hơn so với tưới phun sương” – ông Danh giải thích.Nhờ vậy, cây quýt đường ở Latina phát triển nhanh, nhiều bạn nhà nông ngạc nhiên, để ý theo dõi cách thức làm ăn mới này.
Tháng ba âm lịch năm 2014, quýt đường của ông Danh ra hoa, kết trái và đến tháng mười âm lịch vừa rồi, thu hoạch năm đầu tiên trên 25 tấn trái.
Theo chu kỳ sinh trưởng, cây quýt vừa đúng 2 năm, hơi sớm hơn giống quýt cùng loại. Kết quả đó, chỉ mới tính trên 70% cây cho trái, 30% cây còn lại bán trái dịp Tết sắp tới và đón lễ Chol Chnam Thmay 2015 của đồng bào Khmer. “Giống quýt Định Quán này, cây không phát triển chiều cao, mà phát tán thấy ham. Lúc đầu, mình cũng nghĩ trồng vậy là thưa, tới khi có trái mới biết rõ kỹ thuật của nhà vườn hướng dẫn” – ông tâm đắc.
Hướng dẫn đi thăm vườn, ông Danh khoe: “Bạn hàng nói, quýt đường đưa ra Phú Quốc và đi lên Hà Tiên, một phần bán qua Campuchia, do người tiêu dùng rất thích.
Ở Bảy Núi, chỉ mỗi mình tui có loại quýt này”. Theo ông tính toán, tổng thu từ vườn quýt đường trên 300 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi cỡ 250 triệu đồng. Đó là kết quả thu hoạch năm đầu tiên, đến năm thứ 2, thứ 3 thì chắc chắn năng suất vượt trội. “Tui lập vườn quýt, đúng là mạo hiểm quá cỡ, nhưng thu hoạch lại không thể ngờ được. Vậy là, mình có thể yên tâm chăm sóc, bồi bổ thêm miếng vườn” – ông Danh cười tươi.
"Giống quýt đường Định Quán thích hợp vùng đất đồi dốc, còn sâu bệnh chưa phát sinh gì đáng kể. Thế nhưng, vẫn phải chủ động phòng trừ thường xuyên, đảm bảo năng suất và chất lượng trái” – ông Trần Văn Danh cho biết.
Có thể bạn quan tâm
Theo ông Nguyễn Xuân Bình - giám đốc Cơ quan thú y vùng VI (Bộ NN&PTNT) - từ đầu năm đến ngày 15-3, các công ty đã nhập khẩu thông quan tại đơn vị này 22.000 con bò sống từ Úc.
Những năm gần đây, phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng (gọi tắt là tôm thẻ) không chỉ phát triển ở các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) mà ngay những địa phương quanh năm thuần nước ngọt như Đồng Tháp cũng bắt đầu mở rộng diện tích thả nuôi.
Số tôm chết sau khi thả nuôi có thể là cao nếu như đàn tôm giống thả có chất lượng kém. Con giống chất lượng tốt thường không đủ nên người nuôi thường thả nhiều tôm hơn lượng cần thả để trừ hao.
Ngày 20/3/2014, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam đã có công văn số 51/2014/CV-VASEP gửi Tổng cục Thủy sản thông báo về việc Nhật Bản kiểm tra chỉ tiêu Oxytetracyline với 100% lô tôm NK từ Việt Nam.
Với điều kiện tự nhiên ưu đãi, mô hình tôm sinh thái của Cà Mau đang mở ra một hướng đi mới cho người dân vùng rừng ngập mặn. Tuy đã có nhiều bước tiến đáng kể nhưng trên thực tế mô hình này vẫn chưa thật sự mang lại lợi ích cho người dân như mục tiêu ban đầu đặt ra.