Chủ động tái đàn và phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm
Theo dự báo của ngành Nông nghiệp, năm 2015, chăn nuôi tiếp tục gặp nhiều khó khăn do tình hình thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá thức ăn tăng cao. Ngay từ những tháng đầu năm, các đơn vị chức năng tập trung tuyên truyền, chỉ đạo người chăn nuôi cẩn trọng, không tái đàn ồ ạt; chú trọng khâu tuyển chọn con giống; phát triển các khu chăn nuôi tập trung, xa khu dân cư…
Hiện nay, tổng đàn lợn huyện Yên Phong hơn 61.000 con; đàn trâu, bò hơn 5.000 con; đàn gia súc, gia cầm hơn 800.000 con... Để làm tốt việc phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi, huyện Yên Phong chỉ đạo các đơn vị chức năng rà soát, thống kê đàn gia súc, gia cầm; xây dựng kế hoạch phát triển quy mô và cơ cấu đàn phù hợp với tiềm năng sản xuất, tiêu thụ, bảo đảm an toàn dịch bệnh.
Ông Lê Hữu Đại, Trạm trưởng Trạm Thú y huyện Yên Phong cho biết: “Vừa qua, thực hiện tháng tiêu độc khử trùng, toàn huyện sử dụng 500 lít hóa chất, hơn 30 tấn vôi bột để tiêu độc khử trùng, vệ sinh môi trường. Hiện đang là thời điểm thuận lợi cho các loại dịch bệnh bùng phát nên ngoài việc nhanh chóng ổn định, khôi phục đàn vật nuôi, các hộ cần tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh.
Huyện triển khai tiêm đồng loạt các loại vắc xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm như: tai xanh, dịch tả, tụ huyết trùng, lở mồm long móng… và dự kiến hoàn thành trong tháng 4”.
Thụy Hòa là một trong những địa phương sớm có chủ trương quy hoạch phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư. Từ năm 2007, xã đã tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung, quy hoạch, chuyển đổi những diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang xây dựng mô hình trang trại tổng hợp; phát triển 2 khu chăn nuôi tập trung tại thôn Lạc Nhuế và Đông Tảo với tổng diện tích hơn 20 ha.
Ông Đặng Tài Anh, chủ trang trại chăn nuôi ở thôn Lạc Nhuế chia sẻ: “Trước đây chăn nuôi trong khu dân cư, gia đình tôi gặp rất nhiều khó khăn về công tác phòng, chống dịch bệnh. Từ khi ra khu chăn nuôi tập trung, được Nhà nước giao đất ổn định nên gia đình tôi yên tâm đầu tư gần 1,5 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng và vốn lưu động để sản xuất lâu dài.
Trang trại hiện nuôi gần 100 con lợn thịt, 3.500 gà đẻ và 3 sào ao dành để nuôi cá. Gia đình tôi luôn coi trọng và thực hiện tốt công tác thú y, nhất là việc tiêm vắc xin phòng bệnh theo định kỳ nên không lo lắng về dịch bệnh. Sau khi trừ các khoản chi phí, mỗi năm thu về hơn 200 triệu đồng”.
Trong thời gian tiếp theo, huyện Yên Phong chủ trương hạn chế chăn nuôi nhỏ lẻ, tự phát, chăn nuôi phân tán; xử lý triệt để ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi ở các khu dân cư; nâng cao trình độ kỹ thuật, khả năng đầu tư thâm canh của người dân, xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước của một bộ phận người dân; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn của đơn vị chức năng, chính quyền địa phương đến với các hộ chăn nuôi.
Thực hiện tốt công tác tiêm phòng định kỳ, thường xuyên tiêu trùng khử độc chuồng trại; kiểm dịch vận chuyển, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm; tăng cường giám sát dịch bệnh đến từng hộ gia đình nhằm phát hiện nhanh, xử lý gọn, không để lây lan khi dịch bệnh xảy ra.
Có thể bạn quan tâm
Đến nay, gia đình chị Phạm Thị Nở ở phường Hương Xuân (thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế) đã thu hoạch xong 6.000 m2 lạc vụ đông xuân 2012 - 2013, sản lượng ước đạt hơn một tấn rưỡi. Đây là vụ lạc được mùa nhất từ trước đến nay, với năng suất bình quân khoảng 26 tạ/ha. Nếu giá sản phẩm ổn định như nhiều năm trước thì đây là vụ mùa thắng lợi.
Thất bại trắng tay với nghề kinh doanh bất động sản ở Đà Lạt, bà Phạm Thị Thu Cúc đến buôn Đạ Nghịt (xã Lát, Lạc Dương) tìm đất trồng trọt để sinh sống. Bà Cúc kể lại vào năm 2006, bà lần dò đến đây với số tiền vay mượn ít ỏi, chỉ đủ sang nhượng 1.000m2 đất đang trồng các loại cây “hoa màu nước trời” để chuyển sang trồng hoa lily cao cấp. Nhưng đã nghèo lại gặp cảnh “gieo neo”, sau hơn 100 ngày chăm sóc lứa hoa lily đầu tiên, bà Cúc bị lỗ hơn 50 triệu đồng.
Người dân nuôi cá điêu hồng trong bè ở huyện Cái Bè (Tiền Giang) đang phấn khởi vì trong vòng 1 tháng trở lại đây, cá điêu hồng liên tục tăng giá và đang đứng ở mức 41.000 - 45.000 đồng/kg. Với mức giá này, người nuôi có lãi từ 6.000 - 10.000 đồng/kg; trung bình mỗi bè cá có sản lượng từ 5 tấn, nông dân có thể thu lãi 50 triệu đồng.
Gần đây, chim yến đua nhau bay về Bạc Liêu cư ngụ. Nhiều người dân ở đây đã “thức thời” xây nhiều nhà cao tầng, dẫn dụ yến về làm tổ nhằm khai thác nguồn lợi từ loài chim này. Từ đó, kéo theo biết bao sự phiền toái, khổ sở cho những hộ dân ở gần khu vực nuôi yến.
Bà con 2 thôn Phú Sơn Nam và Phú Sơn 1, xã Hoà Khương, huyện Hoà Vang (Đà Nẵng) đang thu hoạch đợt cuối vụ đậu xanh cao sản, lần đầu tiên đưa vào SX trên vùng đất khô hạn theo chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Trong vòng 70 ngày kẻ từ khi tra hạt, đậu cho năng suất hơn 2 tấn/ha. Với giá 22 nghìn đồng/kg, người trồng thu hơn 40 triệu đồng/ha, cao gần gấp 2 lần trồng lúa.