Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây Nopal nguồn thức ăn gia súc mùa khô hạn

Cây Nopal nguồn thức ăn gia súc mùa khô hạn
Ngày đăng: 16/04/2015

Xương rồng nopal có nguồn gốc từ Nam Mỹ, có thể sinh tồn, phát triển tốt trên những vùng đất khô cằn nhất. Đây là loại xương rồng không gai, có nhánh nhỏ, bản mỏng, màu xanh sáng, có hàm lượng dinh dưỡng trong nhánh cao. Ngoài khả năng làm thức ăn cho gia súc xương rồng Nopal còn là nguyên liệu trong các ngành thực phẩm, mỹ phẩm.

Ông Dương Đình Thế, chủ trang trại cừu ở xã Nhị Hà, huyện Thuận Nam cho biết: Trước tình hình nắng hạn nước uống, thực phẩm cho đàn gia súc thiếu trầm trọng. Hầu hết người chăn nuôi ai cũng gặp khó khăn. Năm 2009 Được sự hỗ trợ của Viện nghiên cứu và phát triển vùng gia đình ông đã trồng thử nghiệm khoảng 1 ha cây xương rồng Nopal đến nay đã mở rộng diện tích hơn 3 ha, hiện cây đang phát triển xanh tốt. Giải pháp trồng xương rồng nopal làm thực phẩm thay thế cho đàn gia súc trong mùa hạn là một giải phát hiệu quả giúp cho đàn cừu hàng nghìn con của ông phát triển và sinh sản ngoài sức tưởng tượng.

Ông Nguyễn Văn Lam, cán bộ tham gia Đề tài nghiên cứu về cây Nopal cho biết: Từ năm 2009 đến nay, Viện nghiên cứu và Phát triển Vùng đã được Bộ Khoa học Công nghệ giao nhiệm vụ nghiên cứu, đánh giá tính thích ứng và giải pháp kỹ thuật phát triển Nopal tại Ninh Thuận.

Trong quá trình khảo sát và thử nghiệm tiến hành từ năm 2009 - 2014 viện nghiên cứu và phát triển vùng đã nhập nội 13 giống cây Nopal có nguồn gốc từ Mêxico chọn tạo và đánh giá 1 giống Nopal bản địa có nguồn gốc từ Ninh Thuận, qua đó đã lựa chọn được 5 giống cây Nopal có triển vọng, trong đó có 4 giống từ Mêxico và 1 giống có nguồn gốc ở Ninh Thuận.

Những giống này có khả năng trụ vững, sinh trưởng và phát triển tốt trên vùng đất khô hạn ở tỉnh ta. Viện nghiên cứu và phát triển vùng đã khuyến cáo bà con nông dân sử dụng và xây dựng quy trình nhân giống, chuyển giao cho nông dân tiếp tục mở rộng mô hình này. Đây là giải pháp sinh học tốt nhất cho vùng đất khô hạn tại tỉnh ta.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh ta hiện có hơn 254.000 con gia súc, nhu cầu thức ăn là rất lớn. Trong khi đó thời gian hạn hán lại kéo dài làm cho đồng cỏ khô cháy, lượng thức ăn thiếu hụt. Với khả năng thích ứng qua khảo nghiệm tại tỉnh ta, cây Nopal đang mang lại hi vọng về giải pháp cây trồng mới hiệu quả cao cho những vùng đất khô hạn trên địa bàn tỉnh.


Có thể bạn quan tâm

Giá Tôm Sú, Tôm Thẻ Chân Trắng Tăng Nhẹ Trở Lại Giá Tôm Sú, Tôm Thẻ Chân Trắng Tăng Nhẹ Trở Lại

Tuần qua, giá tôm sú và tôm thẻ chân trắng các loại đồng loạt tăng giá khoảng 5.000 đồng/kg và có xu hướng tiếp tục tăng sau khi giảm giá hơn 10.000 đồng/kg vào cuối tháng 9 vừa qua. Trước tình hình này, nông dân có ao tôm nuôi chuẩn bị thu hoạch vô cùng phấn khởi bởi hứa hẹn một vụ tôm được mùa trúng giá.

28/10/2014
Tồn Kho Nhiều, Giá Bán Đường Tiếp Tục Giảm Tồn Kho Nhiều, Giá Bán Đường Tiếp Tục Giảm

Theo Cục chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối, tính đến ngày 15/10/2014, đã có 08/41 nhà máy đường đi vào sản xuất. Các nhà máy đã ép được 416 nghìn tấn mía, sản xuất được 36,8 nghìn tấn đường. So với cùng kỳ năm trước, lượng múa ép tăng 64 nghìn tấn, lượng đường tăng 7,1 nghìn tấn.

28/10/2014
Cam Vinh Chưa Chính Vụ Hà Nội Đã Loạn Hàng Giả Cam Vinh Chưa Chính Vụ Hà Nội Đã Loạn Hàng Giả

Những ngày cuối tháng 10, chị Vũ Thị Nga (đường Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội) vô cùng vui mừng khi lô cam Vinh đầu tiên ông ngoại gửi cho hai đứa trẻ nhà chị ra đến nơi. Ông nhắn, cam giờ vào mùa, hai tuần ông gửi cam ra một lần.

28/10/2014
Mô Hình Chăn Nuôi Heo Trên Đệm Lót Sinh Học Đem Lại Nhiều Lợi Ích Mô Hình Chăn Nuôi Heo Trên Đệm Lót Sinh Học Đem Lại Nhiều Lợi Ích

Sau thời gian tham quan học tập ở tỉnh Đồng Nai, anh Hải đã quyết định áp dụng mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học tại gia đình. Anh Hải chia sẻ: Nguyên liệu làm đệm lót sinh học là chất độn là trấu và mùn cưa sẵn có ở địa phương. Cách làm cũng khá đơn giản, trước tiên cần đổ 30 cm trấu cộng với 1 lớp men, sau đó lớp bên trên đổ 40cm mùn cưa.

28/10/2014
Chuyển Đổi Cây Điều Ở Đắk R’lấp Đang Gặp Khó Chuyển Đổi Cây Điều Ở Đắk R’lấp Đang Gặp Khó

Chuyển đổi những diện tích điều già cỗi, sâu bệnh sang trồng những loại cây khác phù hợp là một chủ trương đúng đắn của ngành Nông nghiệp tỉnh. Tuy nhiên, thực tế, công tác này ở huyện Đắk R’lấp đang đặt người nông dân và ngành chức năng, chính quyền cơ sở trước những khó khăn lớn.

28/10/2014