Xuất khẩu mật ong có tiềm năng lớn
Ngày 9/4, tại TP.HCM, Trung tâm Hỗ trợ Xuất khẩu, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp cùng Hội Nuôi ong Việt Nam tổ chức hội nghị “Thách thức và cơ hội phát triển xuất khẩu sản phẩm mật ong Việt Nam".
Ông Bùi Quang Hưng, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Xuất khẩu cho biết Việt Nam là một trong những nước XK mật ong lớn trên thị trường thế giới. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, Việt Nam hiện đứng thứ 6 thế giới và thứ 2 châu Á (sau Trung Quốc) về XK mật ong.
Năm 2014, Việt Nam XK hơn 46,6 nghìn tấn mật ong, đạt kim ngạch trên 120 triệu USD. Năm 2015, XK của ngành ong Việt Nam được dự báo có nhiều triển vọng khả quan khi nhu cầu của thị trường tăng cao.
Trong quý I/2015, chỉ tính riêng thị trường châu Âu, các DN Việt Nam đã xuất đuợc trên 80 tấn mật ong. Đây đuợc xem là tín hiệu tích cực đối với việc xâm nhập vào thị truờng này.
Mặc dù được đánh giá là nước có tiềm năng lớn về XK mật ong, tuy nhiên, hiện nay việc XK mặt hàng này mới chỉ tập trung phần lớn tại thị trường Mỹ với 90% trên tổng lượng XK, chỉ có 10% còn lại là ở các thị trường khác, trong đó có châu Âu.
Theo đánh giá của các chuyên gia tại hội thảo, nhu cầu tiêu dùng mật ong trên thế giới không ngừng tăng lên trong khi nguồn cung ít nên cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam là tương đối lớn.
Tuy nhiên, để nâng cao sức cạnh tranh, cũng như tạo điều kiện cho mật ong vào thị truờng châu Âu, các DN cần đẩy mạnh xây dựng, quảng bá thương hiệu và nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng cho sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm
Lần nuôi lươn đầu tiên thất bại, nhưng anh Phạm Văn Thuận (ấp Phú Hòa 1, xã Bình Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) không bỏ cuộc mà rút kinh nghiệm và quyết tâm gầy dựng lại.
Những ngày này, tại cảng cá lạch Quèn xã Tiến Thủy (Quỳnh Lưu, Nghệ An), hàng trăm phương tiện khai thác thủy, hải sản công suất lớn của ngư dân các xã Tiến Thủy, Quỳnh Nghĩa đã cập cảng trong niềm vui được mùa cá đốm.
Thời gian gần đây, thời tiết diễn biến bất lợi, dịch bệnh tràn lan đã gây thiệt hại lớn đối với người nuôi tôm trong tỉnh Khánh Hòa. Một trong những nguyên nhân chính là do chất lượng nước, môi trường ao nuôi chưa được quản lý tốt.
Nhận thấy giải pháp tối ưu để phát triển bền vững sản xuất cá tra nhằm đảm bảo lợi ích cho cả người nuôi và nhà chế biến là xây dựng mối liên kết giữa nông dân, doanh nghiệp (DN) và các thành phần cung ứng dịch vụ trong chuỗi sản xuất.
Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang) vừa tổ chức nghiệm thu mô hình nuôi cá thâm canh trên diện tích hơn 20 ha tại các xã Đông Lỗ, Hợp Thịnh, Thái Sơn (Hiệp Hòa).