Ngư Dân Có Thể Vay Vốn Đến 95% Để Đóng Tàu Công Suất Lớn
Ngân sách nhà nước hỗ trợ từ 70-100 phí mua bảo hiểm cho các tàu khai thác thủy sản xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần có công suất từ 90 CV trở lên.
Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị bàn về dự thảo nghị định một số chính sách phát triển thủy sản được tổ chức tại Đà Nẵng chiều 13/6, do Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh chủ trì.
Theo đó, để đóng mới dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác hải sản xa bờ với mức lãi phải trả chỉ 1%/năm trong thời hạn 11 năm, được sử dụng phương tiện hình thành từ vốn vay làm tài sản thế chấp; ngân sách nhà nước hỗ trợ từ 70-100 phí mua bảo hiểm cho các tàu khai thác thủy sản xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần có công suất từ 90 CV trở lên; miễn thuế tài nguyên đối với thủy sản đánh bắt, miễn thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động đánh bắt hải sản xa bờ...
Hội nghị có sự tham dự của đại diện lãnh đạo 9 tỉnh thành phố ven biển gồm Thanh Hóa, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bến Tre và Cà Mau; các bộ Kế hoạch và Đầu tư, Quốc phòng, Tư pháp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội nghề cá Việt Nam, Nghiệp đoàn nghề cá, một số ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp đóng tàu lớn trong nước.
Có thể bạn quan tâm
Nhiều nhà vườn trồng bưởi rất phấn khởi khi càng gần tết, giá bưởi càng tăng cao và ổn định. Các hộ trồng bưởi ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng) cho biết, giá bưởi da xanh được thương lái hợp đồng mua với các nhà vườn từ 50.000 - 60.000 đồng/kg, còn bưởi Năm Roi từ 43.000 - 50.000 đồng/kg.
Xã Hồng Giang (Lục Ngạn) được lựa chọn làm vùng sản xuất vải thiều xuất khẩu, gồm các thôn: Hiệp Tân, Kép 2A, Kép 1, Kép 3 và HTX Hồng Giang. Mỗi nhóm gồm 4 - 5 cán bộ kết hợp với Cục Bảo vệ thực vật thẩm định lại các vườn trồng về điều kiện cấp mã số vùng trồng. Đón chuyên gia nước ngoài đến kiểm tra; tập huấn kỹ thuật, cách ghi sổ nhật ký theo dõi quy trình VietGAP, các quy định của thị trường xuất khẩu.
Hướng đến công nghệ chế biến nhằm tăng thêm giá trị cho xoài, tránh được rủi ro khi thị trường xuất khẩu có vấn đề, đồng thời triển khai đồng bộ thị trường nội địa và xuất khẩu là phương thức hay mà An Giang cần nghĩ đến” – kỹ sư Phan Nhật Nam, Giám đốc Công ty Cổ phần Bánh kẹo Mê Kông (TP. Cần Thơ), chia sẻ.
Tiêu biểu trong phong trào này là hộ bà Phan Thị No và bà Phan Thị Phơ. Hai bà không chỉ trồng các loại rau màu theo thời vụ mà còn trồng dưa hấu trên bờ bao vuông tôm. Mô hình này đã mang lại hiệu quả, giúp gia đình đón những mùa xuân sung túc.
Thực hiện Nghị quyết số 52 của HĐND tỉnh, tháng 4/2014, Chi cục Thủy sản tỉnh triển khai mô hình nuôi cá giống mới cho 50 hộ dân trên địa bàn, với tổng diện tích 40ha. Mô hình nuôi cá giống mới hỗ trợ 1,2 triệu con cá rô phi đơn tính giống Đường nghiệp và 40 nghìn cá chép lai ba máu cho các hộ nuôi.