Nắng nóng kéo dài làm thiệt hại trên 200 ha nghêu

Hợp tác xã thuỷ sản Rạng Đông cho biết, nghêu bắt đầu chết rãi rác từ khoảng giữa tháng 3 năm 2015, đến thời điểm hiện nay. Diện tích bị thiệt hại khoảng 200 ha với số lượng chết khoảng 80%, còn lại 250 ha nghêu tiếp tục chết khoảng 40%. Nghêu chết có kích cỡ từ 60 – 65 con chiếm 40%, kích cỡ 200 – 250 con/kg chiếm 60%, làm thiệt hại cho hợp tác xã hàng tỷ đồng.
Chi cục nuôi trồng thuỷ sản Bến Tre đã lấy mẫu gửi Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 2 xét nghiệm và bước đầu xác định được nguyên nhân nghêu chết là do vào thời điểm này, thuỷ triều kém, thời gian phơi bãi dài kết hợp với nắng nóng và độ mặn tăng cao đột ngột, đặc biệt tỷ lệ nghêu mang trứng và mật độ nhiễm ký sinh trùng Perkinsus cao đã làm chết nghêu.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày này, ở khu vực trung tâm huyện Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) chủ yếu ở thị trấn, xã Tả Chải, Na Hối, Bản Phố, bà con nông dân đang tập trung thu hoạch đào Pháp, ai nấy đều rạng ngời niềm vui vì vụ thu hoạch đào Pháp năm nay được mùa, được giá.

Chiều 19-4, Sở NN-PTNT Long An cho biết, thời gian gần đây trong khi nhiều loại trái cây rớt giá khiến nhà vườn thua lỗ, thì thanh long và chanh vẫn duy trì mức giá cao, đảm bảo lợi nhuận cho nhà vườn.

Cây thanh long đang được huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) chọn là một trong 5 loại nông sản hàng hoá chủ lực. Trong đó, Nam Sơn là xã có diện tích và tiềm năng lớn nhất để đưa thanh long phát triển đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân nơi đây.

Toàn xã Thanh Bình (Vũng Liêm - Vĩnh Long) có 75ha nhãn bị bệnh chổi rồng. 3 tháng nay, nông dân trong xã đã đốn nhãn khoảng 3ha và chuyển sang trồng bưởi da xanh.

Từ nay đến năm 2020, Bộ Nông nghiệp- PTNT đã quy hoạch trồng 257.000ha cây ăn quả tại Nam Bộ đạt chuẩn an toàn thực phẩm, theo đó có 50% sản phẩm đạt chuẩn GAP.