Ngô biến đổi gen trên cao nguyên
Nối tiếp những nỗ lực ứng dụng ngô chuyển gen trong nước, gần 200 đại biểu chính quyền, chuyên gia đầu ngành cùng báo chí và nông dân địa phương đã tham quan và ghi nhận những hiệu quả bước đầu của ruộng ngô kháng sâu và chống chịu thuốc trừ cỏ của Cty Dekalb Việt Nam tại Mộc Châu (Sơn La).
Đây là chương trình “Ứng dụng và phát triển ngô biến đổi gen ở Việt Nam” do Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam tổ chức với mục đích phục vụ cho định hướng ứng dụng và phát triển cây trồng biến đổi gen tại Việt Nam.
Chúng tôi ghi nhận thực tế những cảm nghĩ ban đầu của nông dân tại “thủ phủ ngô” lớn nhất Việt Nam về tiến bộ kỹ thuật mới này.
Ông Phan Văn Chuyển, nông dân ở tiểu khu 12, xã Tân Lập, Mộc Châu hào hứng chia sẻ ngay tại ruộng ngô thử nghiệm giống DK 6919S đang lên xanh tốt, bắp đều tăm tắp: “Khi trồng thử và đối chứng với giống thường, tôi và bà con trong khu thấy giống ngô của Dekalb có thêm công nghệ kháng sâu và chống chịu thuốc trừ cỏ giúp giảm hẳn tiền thuê và công lao động trong khi năng suất tăng từ 10,1 tấn hạt tươi/ha lên đến 12,5 tấn hạt tươi/ ha.
Ngô thương phẩm của tôi đợt này đẹp và chất lượng cao hơn nên khi người ta thu mua giá cao hơn. Mà được giá, được mùa thì tôi tin chắc nông dân ai cũng muốn. Tôi và xóm làng mong có nhiều giống mới tốt như DK 6919S để chúng tôi có thể nâng cao năng suất, cho cuộc sống của gia đình vợ con cải thiện hơn”.
Mộc Châu là một trong số các huyện đi đầu về diện tích trồng ngô tại Sơn La nên cây ngô đặc biệt quan trọng với người dân nơi đây. Chính vì vậy việc lựa chọn giống tốt là yếu tố quyết định cho một mùa vụ thắng lợi, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của mỗi gia đình.
Đồng thời, cải thiện năng suất ngô tại khu vực có diện tích ngô lớn nhất cả nước cũng sẽ góp phần tăng tổng sản lượng ngô nội địa, góp phần giảm áp lực nhập siêu ngô trong những năm vừa qua.
Cảm nhận ban đầu của các nông dân nơi đây với ngô biến đổi gen là nhàn và giảm được chi phí. Nhàn bởi bớt công chăm sóc khi kiểm soát cỏ dại dễ dàng, bớt công phun thuốc còn giảm chi phí bởi do ngô đã kháng sâu nhất là sâu đục bắp, đối tượng gây hại lớn nhất vì gần tới lúc thu hoạch chúng không chỉ phá hoại bắp mà còn làm cho vỏ bắp thủng làm nước mưa ngấm vào gây ra hiện tượng mốc, giảm phẩm cấp ngô.
Chi tiết có thể tính giảm được khoảng gần 2 triệu đồng thuốc BVTV nên lợi nhuận tăng thêm được 7 - 8 triệu đồng/ha.
Bên cạnh việc hợp tác cùng bộ ngành và chính quyền địa phương triển khai thử nghiệm giống ngô kháng sâu và chịu thuốc trừ cỏ, Dekalb Việt Nam cũng khởi động chương trình Chuyển giao kiến thức và trải nghiệm canh tác ngô kháng sâu và chống chịu thuốc trừ cỏ tại Việt Nam từ tháng 4 năm nay thông qua thực hiện hàng trăm điểm trình diễn, tập huấn kỹ thuật canh tác và đánh giá hiệu quả thực tế của giống ngô mới.
Nỗ lực này đã hỗ trợ ngày càng nhiều nông dân địa phương tiếp cận kiến thức mới về canh tác nông nghiệp bền vững và cải thiện năng suất mùa vụ.
Ông Ma Quang Trng, Cục trưởng Cục Trồng trọt chia sẻ: "Trong định hướng chuyển đổi các loại hoa màu kém hiệu quả của Chính phủ, việc tăng diện tích trồng ngô được bộ NN-PTNT đặc biệt xem trọng và cùng các địa phương triển khai thực hiện. Qua SX thử và mô hình trình diễn, các giống ngô chuyển gen có thể thấy được hai tác dụng rõ rệt.
Công trừ cỏ cho ngô giảm đi, khả năng kháng sâu tăng giúp cho cây tăng trưởng tốt hơn, giảm chi phí và công phun thuốc trừ sâu.
Đặc biệt, mỗi héc ta của ngô chuyển gen so với ngô thường đem lại lợi nhuận cao hơn cho nông dân là tín hiệu tốt để nông dân có thể áp dụng mô hình này trong thời gian tới…".
Ông Nguyễn Hồng Chính, Giám đốc Marketing sản phẩm chuyển gen, Cty Dekalb Việt Nam cho hay: "Bên cạnh những thách thức ngoại cảnh như khí hậu bất thuận ảnh hưởng đến SX nông nghiệp nói chung và canh tác ngô nói riêng, một vấn đề khác trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận của người trồng ngô hiện nay là chi phí canh tác ngô ngày càng tăng, trong đó chi phí nhân công chiếm một phần rất lớn.
Những thách thức này chỉ được giải quyết khi chúng ta cung cấp được giải pháp giúp nông dân cải thiện sản lượng thu hoạch trên cùng một đơn vị diện tích, đồng thời tiết kiệm được nhiều hơn chi phí đầu vào".
Cũng theo ông Nguyễn Hồng Chính thì kết quả tích cực ghi nhận hôm nay tại Mộc Châu rất tương đồng với kết quả thu được từ những điểm trình diễn của Dekalb tại các vùng trồng ngô khác trên cả nước, khẳng định hạt giống Dekalb tích hợp thêm công nghệ kháng sâu và thuốc trừ cỏ Genuity khi được ứng dụng rộng rãi sẽ có cơ hội mang lại lợi ích thiết thực cho nông dân trong nước.
Dekalb Việt Nam cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật và cung cấp giống ngô để nông dân có thể cải thiện thu hoạch, gia tăng thu nhập, vững tin hơn khi xây dựng kế hoạch cho tương lai của gia đình.
Có thể thấy vai trò của hạt giống tốt ngày càng trở lên quan trọng trong cải tiến kỹ thuật canh tác giúp giảm chi phí, đồng thời gia tăng năng suất thực thu, và việc tích hợp công nghệ sinh học hiện đại vào hạt giống đã thực hiện được mục tiêu đó.
Những hiệu quả nổi bật được quan sát và ghi nhận tại ruộng ngô:
1. Giống ngô của Dekalb có thêm công nghệ kháng sâu và chống chịu thuốc trừ cỏ giúp giảm hẳn tiền thuê và công lao động trong mùa vụ.
2. Năng suất tăng từ 10,1 tấn hạt tươi/ha lên đến 12,5 tấn hạt tươi/ha.
3. Ngô thương phẩm đẹp và chất lượng cao đồng đều, giúp người nông dân có được giá thu mua cao hơn.
Có thể bạn quan tâm
Với ưu điểm “4 không”: không mùi hôi, không khí độc, không cần dọn chất thải và không phải tắm cho đàn lợn trong quá trình nuôi; phương pháp chăn nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học trên địa bàn tỉnh ta đã mở ra hướng chăn nuôi mới theo hướng phát triển bền vững.
Trong những năm gần đây, tại Tây Ninh, nhiều người dân đổ xô mua thỏ về nuôi, kiếm thêm thu nhập. Thời điểm cách đây chừng 5 năm, thỏ có giá, nhiều gia đình có lãi lớn khi nuôi thỏ.
Cây bơ có thể trồng được trên nhiều loại đất nhưng thích hợp nhất ở đất đỏ bazan, tầng canh tác dày, thoát nước tốt, chất hữu cơ cao, độ pH đất thích hợp nhất từ 5 - 6.
Ngày 24/7/2013, Trung tâm Giống Nông nghiệp tỉnh tổ chức hội thảo đánh giá bộ giống lúa DTS (Dong Thap Seeds - giống Đồng Tháp) vụ hè thu năm 2013 tại trại giống An Phong, huyện Thanh Bình, huyện Thanh Bình (Đồng Tháp).
Trước tình hình dịch tai xanh ở lợn và lở mồm long móng ở gia súc xuất hiện trở lại tại nhiều địa phương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các địa phương, ngành liên quan khẩn trương triển khai mọi biện pháp để nhanh chóng khống chế các ổ dịch, không để lây lan ra diện rộng; đồng thời ngăn chặn kịp thời các ổ dịch phát sinh trên các địa bàn khác.