Kết Hợp Nuôi Cúc, Trồng Gừng Đạt Hiệu Quả Cao
Chị Nguyễn Thị Nguyệt, ấp Phú Chiến, xã Phú Hưng, TP Bến Tre đang thực hiện mô hình nuôi cút lấy trứng và tận dụng phân cút trồng gừng đạt hiệu quả kinh tế cao.
Năm 2008, sau khi tham quan, học hỏi kinh nghiệm ở các trại nuôi cút của người quen, chị Nguyệt đầu tư chuồng trại nuôi 4.000 con cút lấy trứng. Nhận thấy việc nuôi cút hiệu quả, phù hợp với sức lao động của mình, từ năm 2009 đến nay, chị Nguyệt mở rộng chuồng trại, tăng qui mô nuôi lên 10.000 con cút mỗi năm.
Chị Nguyệt cho biết, lúc đầu chị mua cút giống con 21 ngày tuổi từ tỉnh Tiền Giang đem về nuôi. Sau một tháng chăm sóc, cút sẽ đẻ đều, tỷ lệ cút đẻ đạt từ 85 – 90%. Nuôi thời gian một năm, khi cút đẻ trứng giảm năng suất, tỷ lệ còn khỏang 72 – 73% thì bán cút thịt và tạo đàn nuôi mới.
Về chuồng trại nuôi cút, chị Nguyệt cho biết: “Để nuôi 10.000 con cút, tôi đầu tư xây chuồng trại chiều dài 30 m, chiều ngang 12 m. Nhằm giảm mùi hôi của phân cút, mỗi ngày tôi thực hiện vệ sinh khu vực nuôi cút 1 lần và dùng chế phẩm EM xử lý của Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam sản xuất. Sau mỗi lần xử lý phân cút, tôi đều rải một lớp mụn dừa dưới nền chuồng để các lần vệ sinh sau dễ dàng và khu vực nuôi không bị ẩm thấp. Ngoài ra, cứ định kỳ 15 ngày tôi thực hiện sát trùng, vệ sinh khu vực nuôi cút một lần để phòng ngừa dịch bệnh. Bình quân 1.000 con cút vào giai đoạn đẻ trứng, tôi cho chúng ăn 1 bao thức ăn trọng lượng 25 kg mỗi ngày và kết hợp cho chúng uống nước đầy đủ. Trong nước uống tôi trộn các loại thuốc bổ để tăng sức đề kháng cho cút”.
Với giá hột cút bán 3.300 – 4.000 đồng/chục, sau khi trừ chi phí thức ăn, mỗi ngày chị Nguyệt thu lãi 500.000 đồng.
Ngoài bán trứng, mỗi năm chị Nguyệt còn bán phân cút thu trên 20 triệu đồng. Tuy nhiên, chị nhận thấy việc bán phân cút giá chỉ 10.000 đồng mỗi bao là quá rẻ, nếu đầu tư trồng trọt sẽ đem về thu nhập cao hơn cho mình. Thông qua tư vấn của cán bộ khuyến nông xã Phú Hưng, tháng 5/2011 chị Nguyệt đầu tư 5 triệu đồng mua 250 kg gừng giống về trồng. Phân cút được chị Nguyệt ủ nấm đối kháng Trichoderma và trộn với tro trấu theo tỷ lệ tro trấu 2, phân cút 1, sau đó vào bao thức ăn để trồng 2.500 bụi gừng. Hiện nay, gừng đang phát triển rất tốt, cũ nhiều, hơn 1 tháng nữa chị Nguyệt sẽ thu hoạch. Theo tính toán của chị Nguyệt, bình quân 1 bụi gừng chị thu họach được 2 kg gừng thương phẩm, với số gừng đang trồng chị sẽ thu hoạch khoảng 5 tấn gừng. Nếu như giá gừng ổn định ở mức từ 20.000 – 35.000 đồng/kg như thời gian qua thì chị sẽ thu nhập trên 100 triệu đồng từ vườn gừng của mình.
Ông Bùi Minh Châu, Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Hưng cho biết: “Từ mô hình chăn nuôi kết hợp trồng trọt hiệu quả của chị Nguyệt, tới đây hội nông dân chúng tôi sẽ nhân rộng mô hình này ra cho các hộ chăn nuôi áp dụng. Qua đó, góp phần tăng thu nhập và giải quyết hiệu quả tình trạng ô nhiễm môi trường do chăn nuôi của các hộ dân trong khu dân cư”.
Có thể bạn quan tâm
Anh Nguyễn Thanh Tân, 37 tuổi, quê ở ấp Bình Hòa I, xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long là một thanh niên năng động, dám nghĩ dám làm và làm.
Đam mê nghề làm vườn, lão nông Trần Minh Sơn (Ninh Bình) tìm mua các giống cây ăn quả nổi tiếng, đem về tay chăm sóc cho ra quả trái vụ, thu cả tỷ đồng mỗi năm.
Từ 2 bàn tay trắng, sau nhiều năm miệt mài với ý chí làm giàu, ông đã được đền đáp với những thành quả như ý.
Bằng sự quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, đến nay, Nguyễn Văn Long đã có trong tay vườn lan trị giá hơn 1 tỷ đồng, hứa hẹn nguồn thu nhập đáng kể.
Dù ở tuổi 50, 60 những lão nông được mệnh danh là “vua tạo hình” trái cây ở miền Tây vẫn cần mẫn nghiên cứu cải tạo giống, hình dáng sản phẩm để tăng giá trị