Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thanh Long Đức Mỹ Đi Mỹ

Thanh Long Đức Mỹ Đi Mỹ
Ngày đăng: 27/02/2013

Đầu năm mới, nhà vườn trồng thanh long ruột đỏ ấp Đại Đức, xã Đức Mỹ, huyện Càng Long (Trà Vinh) phấn khởi vì lần đầu tiên sản phẩm cây ăn trái địa phương được xuất khẩu sang tận Mỹ.

Ông Nguyễn Văn Thân, người dân địa phương quen gọi Mười Thân, Tổ trưởng hợp tác thanh long ruột đỏ Đức Mỹ, người tiên phong đưa cây thanh long ruột đỏ về vùng đất mới này phấn chấn thổ lộ: Sau khi xuất bán chào hàng thành công 900 kg trái thanh long ruột đỏ, ngày 2-2-2013 vừa qua, lô hàng thứ hai gần 1 tấn thanh long ruột đỏ đã chính thức được xuất khẩu sang Mỹ thông qua Công ty NiNa Hoàng (TPHCM), trong tổng số 4 tấn đã ký hợp đồng.

Tuy chỉ mới xuất khẩu sang Mỹ gần 2 tấn trái theo đơn đặt hàng của đối tác, thu về khoảng 22.000 USD nhưng nông dân rất mừng. Mừng vì sản phẩm của nhà vườn đã vươn ra “biển lớn”, đáp ứng được nhu cầu thị trường. Theo ông Mười Thân, năm 2009, ông lặn lội lên tận Long An, Tiền Giang, Viện Cây ăn quả miền Nam để tìm mua cho được giống Thanh long ruột đỏ về trồng. Ngày đưa giống cây mới này về Đức Mỹ nhiều người nói ông “liều mạng” làm càn. Nhờ Viện Cây ăn quả miền Nam chuyển giao kỹ thuật thâm canh, với diện tích gần 3 ha, ông Mười Thân đầu tư hơn 200 triệu đồng trồng 3.000 gốc thanh long. Chỉ mới 4 năm trồng, hiệu quả từ thu hoạch trái và bán giống ông đã thu được nguồn vốn đầu tư ban đầu 200 triệu đồng. Hiện nay thu nhập bình quân từ 3 ha thanh long hơn 150 triệu đồng/năm. Giá thanh long ruột đỏ hiện nay nhà vườn bán ra từ 20.000đ - 25.000 đồng/kg, tăng 10.000 - 15.000 đồng/kg so với năm ngoái.

Hiệu quả kinh tế từ cây thanh long ruột đỏ đã khẳng định hướng làm giàu cho nông dân Trà Vinh nói chung, Đức Mỹ nói riêng. Vấn đề còn lại là tổ chức sản xuất, nâng cao chất lượng. Ông Lê Văn Bé, Chủ tịch Hội Làm vườn tỉnh Trà Vinh cho biết: Hiện nay, diện tích trồng thanh long ruột đỏ của Trà Vinh khoảng 60 ha; khoảng 60% diện tích đang cho trái; năng suất bình quân đạt 25 - 30 tấn trái/ha. Để nâng cao hiệu quả về giá trị kinh tế trái thanh long ruột đỏ, Hội Làm vườn tỉnh đang xúc tiến chuyển đổi mô hình Tổ hợp tác thanh long ruột đỏ Đức Mỹ (huyện Càng Long) lên HTX và xúc tiến xây dựng nhãn hiệu hàng hóa về trái thanh long ruột đỏ. Đồng thời triển khai chương trình sản xuất an toàn tiêu chuẩn Global Gap cho các hộ trồng thanh long ruột đỏ.


Có thể bạn quan tâm

Sử Dụng Giống Bắp NK67 Nhập Từ Indonesia Nguy Cơ Mất Trắng Hàng Trăm Ha Bắp Sử Dụng Giống Bắp NK67 Nhập Từ Indonesia Nguy Cơ Mất Trắng Hàng Trăm Ha Bắp

Hàng trăm ha bắp vụ Hè Thu thuộc các xã Bình Trung, Bình Giã, Xuân Sơn (huyện Châu Đức - Bà Rịa - Vũng Tàu) có nguy cơ mất trắng do cây phát triển không đồng đều và không ra trái. Được biết đây là giống bắp NK67 - lai đơn F1có xuất xứ từ Inđonesia do Công ty TNHH Syngenta Việt Nam (trụ sở đóng tại khu công nghiệp Biên Hòa - Đồng Nai) nhập khẩu và phân phối.

25/06/2013
Khẳng Định Thế Mạnh Kinh Tế Vườn Khẳng Định Thế Mạnh Kinh Tế Vườn

Dịch bệnh trên cây trồng ngày càng tăng, vì vậy trong định hướng phát triển kinh tế vườn, Vũng Liêm (Vĩnh Long) vẫn tiếp tục quan tâm xây dựng và thực hiện một số dự án, mô hình sản xuất có hiệu quả. Trong đó, đặc biệt quan tâm phát triển các vườn cây ăn trái theo hướng bền vững, tăng năng suất và chất lượng.

31/08/2013
Tăng Cường Quản Lý Cơ Sở Nuôi Động Vật Hoang Dã Tăng Cường Quản Lý Cơ Sở Nuôi Động Vật Hoang Dã

Để đảm bảo các quy định về nuôi động vật hoang dã (ĐVHD), Chi cục Kiểm lâm tỉnh Khánh Hòa đã triển khai nhiều biện pháp quản lý.

25/06/2013
Hoàn Thành Lưới Điện 3 Pha Giai Đoạn I Phục Vụ Vùng Nuôi Tôm Công Nghiệp Hoàn Thành Lưới Điện 3 Pha Giai Đoạn I Phục Vụ Vùng Nuôi Tôm Công Nghiệp

Theo ông Lâm Xuân Tuấn, Giám đốc Công ty Điện lực Cà Mau, đến thời điểm này, các hạng mục công trình trong đề án nâng cấp lưới điện 3 pha giai đoạn I phục vụ các vùng nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã hoàn thành.

05/09/2013
Triển Vọng Từ Những Mô Hình Khuyến Ngư Triển Vọng Từ Những Mô Hình Khuyến Ngư

Những năm gần đây, nghề nuôi thủy sản ở tỉnh Nam Định tiếp tục phát triển mạnh. Diện tích, năng suất, sản lượng đều tăng nhanh ở các đối tượng và vùng nuôi nước ngọt, nuôi mặn, lợ mang lại hiệu quả kinh tế cao.

06/09/2013