Giải thích hiện tượng gà cắn mổ lông nhau
Có những dấu hiệu cho thấy gà sợ hãi có nhiều khả năng gây ra hiện tượng cắn mổ lông nhau.
Hiện tượng này cũng có thể làm tăng sự sợ hãi ở các con gà bị cắn mổ.
Để nghiên cứu mối quan hệ giữa hiện tượng cắn mổ lông và sự sợ hãi ở gà, thương tổn ở lông và biểu hiện sợ hãi ở gà đã được các nhà khoa học Hà Lan ghi nhận qua ba giống gà mái lông trắng Leghorn:
Một giống được lựa chọn có biểu hiện cắn mổ lông nhau cao (dòng HFP), một giống được lựa chọn ít có biểu hiện cắn mổ lông nhau (dòng LFP) và một giống được chọn ngẫu nhiên.
Các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm với 64 con gà nuôi trong 16 lồng (4 con/lồng).
Tại tuần tuổi thứ 25, gà đã trải qua thử nghiệm mất cảm giác, tê liệt (TI) kết hợp tiếp cận con người (HA) và thử nghiệm với đối tượng lạ (NO), và tình hình bộ lông được ghi lại.
Không tìm thấy sự khác biệt nào trong phản ứng về sự sợ hãi giữa dòng HFP và LFP về thử nghiệm TI, thử nghiệm HA hay NO.
Gà giống HFP và gà thuộc nhóm được chọn ngẫu nhiên bị tổn thương ở lông nhiều hơn so với giống LFP và gà thuộc nhóm được chọn ngẫu nhiên có tổn thương ở lông ở mức trung bình.
Những kết quả này cho thấy rằng có sự liên quan giữa tổn thương ở bộ lông và sự sợ hãi của gà nhốt trong lồng.
Có thể bạn quan tâm
Để cung cấp nhiệt độ cho gà con từ 1-21 ngày tuổi trước hết ta phải quay về khâu xây dựng và chuẩn bị chuồng trại.
Với hàng triệu quả trứng bị cảnh báo ở Hoa Kỳ do có khả năng nhiễm khuẩn salmonella, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một phương pháp bảo quản mới mang lại nhiều hứa hẹn.
Viện nghiên cứu Institut für Tierschutz Tierhaltung trực thuộc Viện Friedrich Loeffler--Institut ở Đức đã phát hiện ra tác động của rơm lót chuồng tới mức độ nghiêm trọng của bệnh pododermatitis ở gà trống.