Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nghiên cứu khoa học trong thủy sản vẫn chưa toàn diện

Nghiên cứu khoa học trong thủy sản vẫn chưa toàn diện
Ngày đăng: 25/05/2015

Nhiều năm qua, ngành thủy sản đã có tốc độ phát triển vượt bậc, trở thành ngành kinh tế quan trọng của đất nước, góp phần chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, cải thiện cuộc sống của ngư dân. Năm 2014, xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 7,8 tỷ USD và thuộc nhóm 4 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, hoạt động khoa học công nghệ vẫn còn hạn chế với trình độ nghiên cứu khoa học phục vụ thủy sản còn thấp, các sản phẩm nghiên cứu chưa thật sự có đột phá, chưa đem lại hiệu quả.

Ngày 23/5, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị “Khoa học công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành thủy sản”, nhằm tìm ra những phương pháp nghiên cứu, tổ chức nghiên cứu chuyển giao công nghệ, cũng như cơ chế chính sách phù hợp để đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng khoa học công nghệ trong nuôi trồng, khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản… phục vụ cho quá trình tái cơ cấu ngành.

Theo ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, trình độ khoa học công nghệ thủy sản chưa thật sự làm chủ công nghệ và chưa ổn định được công nghệ tạo giống đáp ứng yêu cầu sạch bệnh, kháng bệnh, khả năng tăng trưởng và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu (chịu mặn, chịu lạnh…). Công nghệ sản xuất vaccine, chế phẩm sinh học còn hạn chế, chưa có nhiều sản phẩm chất lượng cao và ổn định. Vấn đề dịch bệnh vẫn thường xuyên xảy ra; tổn thất sau thu hoạch trên tàu cá còn cao và một số sản phẩm chế biến còn ở dạng bán thành phẩm, kể cả sản phẩm của đối tượng chủ lực. Công tác nghiên cứu và quan trắc môi trường đang còn rất hạn chế.

Bên cạnh đó, hoạt động chuyển giao khoa học công nghệ chưa thật sự hiệu quả. Số lượng dự án khuyến nông nhiều nhưng thực hiện phân tán và trong quá trình thực hiện vẫn có sự chồng chéo, trùng lặp ở các vùng có nhiều dự án cùng thực hiện.

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát, Việt Nam xác định 4 loại thủy sản chính như: con tôm, cá tra, rô phi và nhuyễn thể. Nhưng ngay cả với những đối tượng chủ lực này chúng ta cũng vẫn chưa làm chủ được công nghệ. Hiện nay có rất nhiều kỹ thuật đang được áp dụng phổ biến trên thế giới nhưng trong ngành đánh bắt chúng ta chưa áp dụng được. Chưa có những nghiên cứu mang tính toàn diện trong ngành.

Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát việc quan trọng nhất là chúng ta phải điều chỉnh từ cách tiếp cận, quan điểm, tổ chức sản xuất, quản lý, hệ thống hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực và quan trọng là phải có khoa học công nghệ. Chủ động nghiên cứu để có một hệ thống lâu dài, cơ chế vận hành hiệu quả. Cùng với đó, việc chuyển giao phải được điều chỉnh mạnh mẽ.

Tại hội nghị các đại biểu cũng tập trung đóng góp ý kiến điều chỉnh việc nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ như thế nào trong lĩnh vực thủy sản để đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành. Trong đó, nổi lên là những vấn đề như các nhà khoa học cần bám sát thực tế nhiều hơn, nhiều đề xuất của nhà khoa học nhiều khi không phù hợp với thực tế, không tổng quan được tình hình bên ngoài. Trong tổ chức khoa học cần tập trung nguồn lực, hạn chế việc thay đổi người làm đề tài… để tránh dẫn đến việc khó có được sản phẩm nghiên cứu đầu ra.


Có thể bạn quan tâm

Thị Xã Tân Uyên Nhiều Mô Hình Trồng Bưởi Hiệu Quả Thị Xã Tân Uyên Nhiều Mô Hình Trồng Bưởi Hiệu Quả

Nổi bật là mô hình trồng mới 30 ha bưởi đặc sản Bạch Đằng với tổng kinh phí 1,5 tỷ đồng, có 118 hộ tham gia; dự án vườn bưởi công nghệ cao diện tích 15 ha, kinh phí đầu tư gần 1 tỷ đồng, có 15 hộ tham gia; dự án trồng bưởi theo hướng VietGAP, kinh phí 500 triệu đồng, có 5 hộ tham gia...

19/08/2014
Huyện Phú Giáo Giải Ngân 800 Triệu Đồng Quỹ Hỗ Trợ Nông Dân Huyện Phú Giáo Giải Ngân 800 Triệu Đồng Quỹ Hỗ Trợ Nông Dân

Tiếp tục thực hiện chương trình hỗ trợ vốn cho nông dân phát triển kinh tế, từng bước nâng cao mức sống, giải quyết việc làm, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Hội Nông dân huyện Phú Giáo vừa tổ chức giải ngân vốn Quỹ hỗ trợ nông dân nguồn ngân sách tỉnh ủy thác năm 2014.

19/08/2014
Tôm Sú “Trở Lại” Tôm Sú “Trở Lại”

Ông Lê Văn Gần (ấp Tân Thành, xã Phú Tân, Cà Mau) đang đấu tranh với 2 ao tôm nuôi TTCT đang ở kích cỡ thu hoạch. Nhưng TTCT ở mức 75.000 - 80.000 đồng/kg trong thời gian qua thì việc nuôi phá huề là thành công với ông. Ông cho biết: “Tính toán cho ao nuôi tiếp theo trên TTCT và tôm sú thì đa số nhất trí thả nuôi tôm sú với số lượng 30.000 con/ao 2.500 m2.

19/08/2014
Mưa Trên Diện Rộng Khiến Dừa Tươi Rớt Giá Mạnh Mưa Trên Diện Rộng Khiến Dừa Tươi Rớt Giá Mạnh

Gần nửa tháng nay, mưa lớn xảy ra trên diện rộng khiến thời tiết dịu lại nên nhu cầu dưa tươi làm nước giải khát giảm mạnh. Cũng trong khoảng thời gian này, giá dừa ở Tiền Giang giảm mạnh từ mức 65.000-70.000 đồng/chục (12 trái) xuống chỉ còn trên dưới 20.000 đồng/chục. Tuy nhiên, giá dừa khô lại có xu hướng tăng nhẹ do sản lượng dừa khô giảm.

19/08/2014
Kim Ngạch Xuất Khẩu Điều Đạt Trên 1 Tỷ USD Kim Ngạch Xuất Khẩu Điều Đạt Trên 1 Tỷ USD

Mặc dù phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến nhưng xuất khẩu điều cả nước trong 7 tháng đầu năm 2014 vẫn đạt 158 nghìn tấn với kim ngạch 1,02 tỷ USD; tăng 15,7% về khối lượng và tăng 17,5% về giá trị so cùng kỳ 2013.

19/08/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.